Mã số N4034: Hội Đồng Tư Vấn Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Phía Nam
Hội Đồng Tư vấn Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia phía Nam được thành lập theo Quyết định số 0246/2014/PTM-DĐDN ngày 13/2/2014 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Hội đồng hoạt động như một tổ chức xã hội, có nhiệm vụ huy động sự chia sẻ công sức, trí tuệ, thời gian và kinh phí của đội ngũ trí thức và doanh nhân cho chương trình khởi nghiệp quốc gia.
Hội đồng hiện có 60 thành viên, trong đó 50% là doanh nhân, 50% là giảng viên các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM. Tất cả thành viên Hội đồng đã được tập huấn các chương trình giảng dạy về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, kinh doanh liêm chính của nhiều tổ chức trong ngoài nước.
Các hoạt động chính của Hội đồng
1. Tổ chức các khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kinh doanh liêm chính dành cho sinh viên
2. Tổ chức các buổi giao lưu với Doanh nhân dành cho sinh viên
3. Tổ chức cuộc thi khởi nghiệp khu vực phía Nam
4. Mentor hướng dẫn sinh viên viết dự án
5. Mentor cho các Starup triển khai dự án vào thực tế
6. Mentor để sinh viên hoàn thiện bản thân
7. Đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh liêm chính
Một số kết quả đã đạt được
Từ khi thành lập đến nay, các thành viên của Hội đồng đã đóng góp hơn 5.000 giờ làm việc miễn phí; vận động tài chính hơn 4 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động khởi nghiệp. Hàng chục ngàn sinh viên, thanh niên đã được hưởng lợi từ chương trình.
- Tổ chức hơn 30 buổi giao lưu với doanh nhân cho hơn 10.000 sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Tổ chức 57 lớp học khởi sự kinh doanh cho 2785 sinh viên TP.HCM
- Tổ chức 9 khóa đào tạo các lớp giảng viên dạy chương trình khởi nghiệp cho 270 học viên, là doanh nhân và giảng viên các trường đại học, cao đẳng, Ban giám hiệu các trường đại học, cao đẳng TP.HCM, Sở Giáo dục TP.HCM
- Mentor 66 dự án đăng ký tham gia cuộc thi Khởi Nghiệp Phía Nam, cuộc thi khởi nghiệp quốc gia do VCCI tổ chức.
Khóa đào tạo về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kinh doanh liêm chính do Hội đồng tổ chức cho sinh viên ngành Logistics TP.HCM
Nhiều sinh viên đã dành được Top 3 giải thưởng cuộc thi khởi nghiệp quốc gia trong suốt nhiều năm liền. Trong đó, một số giải thưởng từ cuộc thi của sinh viên đã được triển khai vào thực tế và có tính khả thi cao là dự án “Kinh doanh máy lọc nước biển thành nước ngọt có công suất 300 lít/ngày”; dự án “Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cacao thuần Việt”; Dự án “Không gian sáng tạo” nhóm sinh viên Trường đại học Tôn đức Thắng; Dư án Nuôi trùn Quế Trang trại nuôi trùn quế Củ Chi; “Các sản phẩm dược liệu từ cây Đinh lăng” Đại học Nông Lâm; “Test Kit”ĐH Thủ Dầu Một; “Khí nhà kính” Đại học Mở TP.HCM…
Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc trao giải nhất cho nhóm tác giả dự án đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp quốc gia, dự án “Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cacao thuần Việt”
Thành Nhân trước khi thành Doanh nhân
Hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid, Hội đồng Khởi nghiệp tập trung phát triển mạnh hoạt động Mentoring. Với mục tiêu Hỗ trợ sinh viên và bạn trẻ hoàn thiện bản thân, để khởi nghiệp thành công và chinh phục những mục tiêu của cuộc đời, Hội đồng đã thành lập câu lạc bộ (CLB) Mentoring vào năm 2019.
Khái quát về hoạt động Mentoring
Để chuẩn bị cho ngày ra mắt CLB vào ngày 19/4/2019, Hội đồng đã tổ chức các buổi Hội thảo Hệ sinh thái Mentoring; Tranning Kỹ năng Mentoring; Kỹ năng đặt câu hỏi cho Mentee; Lộ trình tham gia Câu lạc bộ Mentoring; Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc đời.v.v
Mentor Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food, PCT Hội đồng TVHT Khởi nghiệp Quốc gia phía Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mentoring
Qua các hoạt động trên, mọi người đã hiểu hơn về ý nghĩa và vai trò của hoạt động Mentoring. Đó chính là hoạt động mà Người đi trước dẫn dắt Người đi sau. Người đi trước cho Người đi sau nhìn thấy con đường tốt nhất …
Nói cách khác, Mentor chính là người dẫn dắt, phân tích để Mentee hiểu ĐÚNG bản chất của vấn đề; hiểu RÕ bản thân; BIẾT xác định sứ mạng bản thân và mục tiêu cuộc đời và biết LỰA CHỌN những giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu. Nếu muốn trở thành doanh nhân thành đạt, trước hết các bạn trẻ cần phải nỗ lực rèn luyện bản thân để trở thành những công dân có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức, có nền tảng tri thức cơ bản… Đúng như ông bà ta đã dạy “Tu thân, Trị quốc rồi mới Bình thiên hạ”.
Điều này thực sự rất có ý nghĩa khi toàn xã hội đang hướng đến phát triển kinh doanh bền vững và khuyến khích doanh nhân thực hiện KINH DOANH LIÊM CHÍNH. Hoạt động Mentoring thuộc Hội đồng Khởi nghiệp Quốc gia phía Nam đã và đang góp phần thực hiện chủ trương này một cách tốt nhất, như một hoạt động chung tay góp sức cùng xã hội và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp quốc gia.
Ngay mùa đầu tiên 2019-2020, CLB đã “Se duyên” cho 20 cặp đôi, trong đó doanh nhân, giảng viên được gọi là MENTOR – Các bạn sinh viên, thanh niên được gọi là MENTEE. Qua hơn 1 năm triển khai chương trình Mentoring mùa 1, đã se duyên cho 20 “cặp đôi”. Các mentor và mentee đã có 185 lần gặp với tổng thời gian gặp hơn 370 giờ, hơn 200 bài chia sẻ từ mentee và mentor đã được đăng trong roup CLB.
Qua mùa 2 (8/2020-8/2021), CLB Mentoring có 23 Mentor và 30 Mentee tham gia. Trong đó 23 mentor đều là doanh nhân ,giảng viên trực thuộc Hội đồng Tư vấn Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam, cá biệt có 1 Mentor trưởng thành từ Mentee mùa 1; 16/30 Mentee là sinh viên các trường đại học, còn lại là starup và thanh niên có mong muốn starup.
Mentoring “1 kèm 1”
Với hình thức “1 kèm 1”, hoạt động Mentoring hiện đang được xem là hình thức đào tạo rất hiệu quả. Khi cả thế giới đang gặp khó khăn trong giao tiếp và đi lại do đại dịch Covid, thì các hoạt động Mentoring vẫn diễn ra bình thường cả hai hình thức offline và online.
Ths. Võ Thị Phương Lan (phải), Chủ tịch Hội đồng Khởi nghiệp và Bà Lê Thị Thanh Lâm, Chủ nhiệm CLB Mentoring ký chứng nhận cho các Mentee Mùa 1
Theo quy định, mỗi mùa Mentoring của CLB kéo dài 12 tháng, mỗi tháng Mentor và Mentee gặp nhau 1 lần, mỗi lần tối thiểu 60 phút. Sau cuộc gặp, Mentee có 24 giờ đồng hồ để viết lại những bài học, những phát hiện mới và mentee sẽ vận dụng kiến thức đó vào thực tế như thế nào.
Bài viết được đăng công khai trong goup Facebook của câu lạc bộ. Tất cả các hoạt động này đều có bộ phận giám sát, nhắc nhở khi Mentee sao nhãng, điều chỉnh khi Mentee làm sai và động viên khích lệ khi Mentee làm tốt. Nhờ công tác tổ chức được triển khai chặt chẽ, Mentee thực sự trưởng thành hơn rất nhiều. Các Mentee đều học được những bài học vô cùng hữu ích để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Ngược lại, Mentor cũng học được nhiều điều quý giá từ Mentee và từ chính hoạt động mentor của mình.
Phát triển nguồn lực liên kết
Để hỗ trợ tốt hơn cho các starup, Hội đồng sẽ xây dựng chiến lựợc hợp tác với các vườn ươm để hỗ trợ không gian làm việc và đào tạo tăng tốc cho các dự án; Quan hệ đối tác chiến lược với các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước nhằm kết nối đầu tư vào các dự án sau giai đoạn ươm tạo…
Có thể thấy, các hoạt động của hội đồng là một chuỗi các hoạt động hỗ trợ starup. Từ việc khơi gợi niềm đam mê khởi nghiệp, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, tạo sân chơi thông qua cuộc thi khởi nghiệp; kèm cặp phát triển hoàn thiện bản thân; đến việc cố vấn triển khai dự án vào thực tế; tìm kiếm, giới thiệu các nguồn vốn khởi nghiệp và đồng hành cùng mentor khi triển khai dự án. Các hoạt động này đã và đang diễn ra âm thầm, bền bỉ mà hiệu quả.
Hội đồng khởi nghiệp phía Nam kỳ vọng vào một thế hệ trẻ, có đủ sức khỏe, đủ đức độ và đủ tài năng để satrup thành công. Các em có thể làm chủ việc kinh doanh, làm chủ tương lai của mình, cũng như làm chủ tương lai của đất nước…
Thông tin
-
Tên tổ chức: Hội Đồng Tư Vấn Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Phía Nam
Email: thuydddn@gmail.com - Địa chỉ Tòa nhà VCCI số 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
- Điện thoại 0919221905
- Website https://khoinghiepphianam.com/