Mã số N4029: Nâng cao năng lực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thông qua chương trình bồi dưỡng, đào tạo trong các cơ sở giáo dục và tại các địa phương tập trung cho khối phổ thông trung học

  - Chia sẻ:    

 

Theo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index – GII 2023) của WIPO  thì GII của Việt Nam (VN) hiện xếp vị trí 46 trên tổng 132 quốc gia. Và là nước đứng thứ nhì về chỉ số đổi mới sáng tạo ở nhóm 37 nước có nền kinh tế thu nhập trung bình thấp (Bảng 1).

 

Bảng 1: Top 10 các nước xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo theo thu nhập

(Nguồn: Bảng 3, Trang 50, The Global Innovation Index 2023)
 

Khi so sánh các chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam với Singapore và trung bình các nước Đông Nam Á (ĐNÁ), cho thấy được một bức tranh tổng thể về các yếu tố mạnh yếu của Việt Nam.

 

Hình 1: So sánh các yếu tố trong chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam với trungbình các nước Đông Nam Á và Singapore năm 2023

(Nguồn: Báo cáo The Global Innovation Index 2023)
 

Theo Hình 1, các chỉ số liên quan đến Giáo dục phổ thông, Sáng tạo tri thức, Nghiên cứu và phát triển, Hệ sinh thái bền vững là thấp hơn so với trung bình các nước ĐNÁ và thấp hơn nhiều so với Singapore. Muốn gia tăng chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) của VN và thúc đẩy hoạt động Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo buộc Việt Nam (VN) phải có các chương trình hỗ trợ mạnh mẽ cho những hoạt động liên quan trực tiếp đến các chỉ số này.
 

Nhìn vào các chỉ số ĐMST tại Hình 1, ta có thể thấy vai trò của giáo dục, đào tạo là rất lớn và là nền tảng cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững. Và cụ thể hơn là vai trò trực tiếp của các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu và các trường Đại học, nơi sẽ tạo ra tri thức, công nghệ và nguồn nhân lực cho hệ sinh thái KN&ĐMST.
 

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học và cao đẳng đã đưa hoạt động KN&ĐMST vào trong nhà trường, tích hợp với các chương trình giảng dạy. Hình thức và cách thức triển khai đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động, như câu lạc bộ, hội thảo, cuộc thi v.v… Một số trường đã đưa nội dung KN&ĐMST thành môn học để giảng dạy, các trường tại TP.HCM như các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Kinh tế, trường Đại học Hutech, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trường Đại học Công thương… đã đưa môn học về KN&ĐMST vào đào tạo chính quy. Bên cạnh đó là các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm trong nhà trường cũng triển khai mạnh mẽ các hoạt động huấn luyện, hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
 

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, các chương trình đào tạo KN&ĐMST ở khối phổ thông trung học chỉ mới được triển khai trong giai đoạn đầu và hầu như chỉ mang tính chất phong trào, sự kiện, chủ yếu là học sinh tham gia các cuộc thi SV.Startup (của Bộ GĐ&ĐT) tổ chức, CiC (do ĐHQG-HCM tổ chức) hoặc các cuộc thi trên địa bàn Thành phố tổ chức.

Theo các nghiên cứu từ tài liệu của Lackeus, M. (2015), việc thúc đẩy tư duy khởi nghiệp từ sớm giúp học sinh nhận thức được giá trị của tự lập, khả năng nắm bắt cơ hội và định hướng nghề nghiệp linh hoạt. Điều này góp phần xây dựng một thế hệ trẻ năng động, tự tin và sẵn sàng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Và để đạt được hiệu quả, cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn vào đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình phù hợp và kết nối với cộng đồng doanh nghiệp, tạo môi trường thực hành cho học sinh ngay từ ghế nhà trường.
 

Để đưa chương trình đào tạo KN&ĐMST vào khối phổ thông trung học, tạo nền tảng phát triển tư duy từ sớm cho học sinh, thì việc hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh khởi nghiệp tại các trường phổ thông là rất cấp thiết. Do đó, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC) đã tham vấn các chuyên gia, chủ động sáng kiến và soạn thảo khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại cơ sở giáo dục phổ thông.
 

2. Giải pháp
 

Với việc nhận thức rõ đào tạo tư duy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giáo viên và cán bộ tại cơ sở giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp trong trường học, là nền tảng cơ bản để hình thành tư duy khởi nghiệp sớm. Bên cạnh giúp các em có những kỹ năng cần thiết để đối mặt với thách thức trong kỷ nguyên số và thị trường lao động thay đổi liên tục, phát triển tư duy sáng tạo còn giúp giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro và làm việc nhóm hiệu quả. Thúc đẩy tư duy khởi nghiệp từ sớm giúp học sinh nhận thức được giá trị của việc tự lập, khả năng nắm bắt cơ hội và định hướng nghề nghiệp linh hoạt. Điều này cũng góp phần xây dựng một thế hệ trẻ năng động, tự tin và sẵn sàng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

 

Hình 2: Đi tham quan thực tế tại Khóa học nâng cao năng lực hỗ trợ KN ĐMST tại cơ sở giáo dục trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh (Nguồn: iec.ventures)

 

Sáng kiến về việc tổ chức các Khóa Học Nâng Cao Năng Lực Về Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo (Khóa Học) được tổ chức từ năm 2017 đến nay đã góp phần tác động vào các chỉ số liên quan đến giáo dục, kích thích sáng tạo, lan tỏa tinh thần, tư duy đổi mới và góp phần nâng cao năng lực về KN&ĐMST cho sinh viên, học sinh. Với kinh nghiệm đã triển khai hơn 50 các chương trình hằng năm, liên quan đến hoạt động đào tạo, huấn luyện, tư vấn cho địa phương, cơ sở giáo dục, IEC đã nghiên cứu các tư liệu liên quan đến đào tạo giáo dục khởi nghiệp cho khối phổ thông trung học trong nước và ở các nước. Để từ đó hình thành ra bộ khung chương trình đào tạo (Mục 7.1) trong năm 2023, đề xuất lên Bộ Giáo dục Đào tạo thẩm định và đã được cho phép thực hiện triển khai theo Công văn số 5368/BGDĐT-GDCTHSSV (Hình 3).
 

Nhằm đẩy mạnh việc triển khai vào thực tế, IEC đã ký kết hợp tác và phối hợp với các đối tác thực hiện chi tiết nội dung và triển khai đến các cán bộ, giáo viên ở các Trường Phổ thông. Với kỳ vọng sau 3 năm sẽ hình thành lên mạng lưới khởi nghệp đổi mới sáng tạo trong trường học phổ thông trên toàn quốc.

 

Hình 3: Cách bước thực hiện đưa sáng kiến triển khai thực tế
 

Hình 4: Khóa học nâng cao năng lực hỗ trợ KN ĐMST tại cơ sở giáo dục 

trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh (Nguồn: iec.ventures)
 

Khung chương trình bao gồm 6 chuyên đề với thời lượng 60 tiết:
 

Chuyên đề 1: Khái niệm và tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong giáo dục phổ thông.
 

Chuyên đề 2: Tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đặc điểm của nhà sáng lập.
 

Chuyên đề 3: Tư vấn nghề nghiệp và việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hướng tới kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
 

Chuyên đề 4: Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong môi trường giáo dục phổ thông
 

Chuyên đề 5: Sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng trong khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
 

Chuyên đề 6: Nguồn lực và công cụ cần thiết cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
 

Chương trình được thực hiện với thời lượng là 30 tiết trên lớp (20 tiết lý thuyết; 10 tiết thực hành) 30 tiết tự nghiên cứu.
 

Ngoải ra chương trình còn triển khai hoạt động thực tiễn sau:

 

  • Tham quan thực tế: Trao đổi kinh nghiệm triển khai và vận hành tại các doanh nghiệp/tổ chức.
     
  • Học tập trải nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng các công cụ quan trọng trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
     
  • Mạng lưới & Cộng hưởng giá trị: Kết nối đầu mối xây dựng, phát triển hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại đơn vị, địa phương.
     

3. Ý nghĩa
 

Việc triển khai chương trình sẽ đem lại nhiều tác động to lớn cho các bên liên quan. Khung chương trình đào tạo sẽ đáp ứng được cho giáo viên, cán bộ quản lý kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, thúc đẩy tinh thần văn hóa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đáp ứng được tiêu chuẩn cho giáo viên, cán bộ phụ trách về nghiệp vụ tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp. Một số lợi ích cụ thể:
 

Thứ nhất, giáo viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp, từ đó có thể hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ sáng tạo, giải quyết vấn đề và nắm bắt cơ hội. Điều này giúp học sinh phát triển tư duy độc lập và tinh thần khởi nghiệp từ sớm, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, có thể tham gia vào các chương trình, cuộc thi của Bộ GD&ĐT hoặc các đơn vị, địa phương tổ chức.
 

Thứ hai, giáo viên, cán bộ giáo dục được đào tạo về đổi mới sáng tạo có thể thiết kế và triển khai các chương trình giảng dạy phù hợp, tạo ra môi trường học tập thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Họ cũng đóng vai trò cầu nối giữa nhà trường và cộng đồng doanh nghiệp, tạo cơ hội cho học sinh tham gia các dự án thực tế, từ đó hiểu rõ hơn về thị trường và kỹ năng kinh doanh.
 

Cuối cùng, việc đào tạo tư duy khởi nghiệp giúp giáo viên và cán bộ giáo dục đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo nên các lớp học năng động và thực tế hơn. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh, chuẩn bị cho họ trở thành những công dân sáng tạo và có trách nhiệm trong xã hội.
 

4.  Kết quả
 

Chương trình các Khóa Học tại IEC không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân và tổ chức tham gia, mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bền vững tại Việt Nam. Việc nâng cao năng lực khởi nghiệp cho cộng đồng giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả đã thực hiện (Chi tiết mục 7.2)
 

  • 3000+ Cán bộ/Giảng viên tiếp cận
     
  • 50+ Sự kiện/diễn đàn đổi mới sáng tạo
     
  • 10+ Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương
     
  • 2000+ Dự án/startup ươm tạo
     

Hình 5: Những con số ấn tượng đạt được (Nguồn: iec.ventures)
 

5. Tính sáng tạo
 

Chương trình và khung đào tạo cho cán bộ, giáo viên làm về công tác tư vấn, việc làm và khởi nghiệp cho học sinh có nhiều tính sáng tạo và tính mới tại Việt Nam:
 

  • Khung đào tạo giúp cho giáo viên hiểu rõ về tầm quan trọng của tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đối với học sinh, giúp giáo viên có được kỹ năng tư vấn, mentoring và thiết kế chương trình đào tạo, lồng ghép nội dung khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào trong môi trường giáo dục phổ thông;

  • Khuyến khích giáo viên tạo ra phương pháp giảng dạy mới phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy phổ thông 2018; xây dựng môi trường học tập sáng tạo;

  • Hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ, công cụ thiết bị số vào quá trình đào tạo và giảng dạy.
     

Khi chương trình được nhân rộng sẽ hình thành nên mạng lưới khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong giáo viên, cán bộ lãnh đạo ở các trường phổ thông, tạo ra nền tảng vững chắc hỗ trợ cho học sinh tham gia có chiều sâu các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
 

6. Tác động xã hội
 

Chương trình mang lại nhiều tác động quan trọng cho xã hội:
 

  • Phát triển tư duy sáng tạo và khởi nghiệp trong giới trẻ: Thông qua việc cập nhật kiến thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giáo viên, trang bị cho giáo viên các phương pháp và công cụ giảng dạy sáng tạo, chương trình sẽ được nhân rộng nhanh chóng, mang đến lợi ích trực tiếp cho học sinh.
     

  • Thúc đẩy văn hóa đổi mới: Giáo viên được trang bị kiến thức khởi nghiệp sẽ tạo ra môi trường học tập đổi mới, nơi học sinh có thể thử nghiệm ý tưởng và học hỏi từ thất bại.
     

  • Định hướng nghề nghiệp sớm: Giáo viên được đào tạo sẽ có thể hướng dẫn học sinh sớm nhận thức và khám phá các lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp, giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
     

  • Giảm thiểu bất bình đẳng xã hội: Bằng cách cung cấp kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho tất cả học sinh, chương trình này có thể giúp giảm thiểu khoảng cách về cơ hội nghề nghiệp, tạo ra môi trường phát triển bình đẳng hơn.
     

  • Tăng cường sự kết nối và hợp tác trong cộng đồng: Chương trình thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường học, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ cho khởi nghiệp và đổi mới.
     

  • Hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương: Bằng cách khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, chương trình này có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương thông qua việc đào tạo ra các thế hệ trẻ có khả năng tự tạo công ăn việc làm.
     

7. Một số thông tin về các Khóa Học
 

7.1. Khung chương trình huấn luyện
 

a. Mục tiêu của chương trình
 

  • Mục tiêu chung
     
  • Hiểu biết sâu sắc về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: Giúp cán bộ, giáo viên hiểu rõ khái niệm, vai trò, và tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh giáo dục hiện đại.
     

  • Kỹ năng tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp: Trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tư vấn cho học sinh về lựa chọn nghề nghiệp và khởi nghiệp.
     

  • Phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học sinh: Áp dụng phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm khuyến khích và hỗ trợ học sinh trong việc phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.
     

  • Mục cụ thể
     

  • Về kiến thức: Áp dụng kiến thức khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào việc thiết kế chương trình đào tạo, chương trình hỗ trợ, các hoạt động liên quan về đổi mới sáng tạo trong nhà trường.
     

  • Về phẩm chất: Người học tin tưởng vào vai trò, nhiệm vụ của nhà trường có thể đem đến những giá trị khởi nghiệp cho người học; ý thức, trách nhiệm góp phần xây dựng trường học nơi mình đang công tác trở thành một ngôi trường có ý thức khởi nghiệp từ giáo viên cho đến học sinh.
     

  • Về năng lực: Thể hiện tinh thần đổi mới bản thân, đam mê sáng tạo.
     

  • Về kỹ năng: Sử dụng các kỹ thuật đa phương tiện, kỹ năng cố vấn để hướng dẫn các dự án, học sinh tham gia các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

     

b. Nội dung chương trình
 

Chương trình gồm ba phần chính:
 

  • Lý thuyết (20 tiết): Giới thiệu các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp và tư duy doanh nhân, tầm quan trọng của giáo dục khởi nghiệp trong nhà trường, và kỹ năng tư vấn nghề nghiệp. Học viên sẽ tìm hiểu về đặc điểm của người khởi nghiệp, các phương pháp hỗ trợ khởi nghiệp, và cách lồng ghép giáo dục khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy phổ thông.
     

  • Thảo luận và thực hành (10 tiết): Học viên thực hành tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp thông qua các tình huống thực tế, phát triển ý tưởng khởi nghiệp và thiết lập mô hình kinh doanh. Các buổi thực hành tập trung vào việc giúp học sinh xây dựng mô hình khởi nghiệp, tổ chức các buổi hội thảo và tư vấn, và mô phỏng quá trình gọi vốn.
     

  • Tự nghiên cứu (30 tiết): Học viên tự nghiên cứu tài liệu về khởi nghiệp, phân tích các mô hình khởi nghiệp thành công và lập kế hoạch triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại trường học.
     

Buổi

Cấu trúc nội dung

Hình thức

tổ chức dạy học

 

 

 

 

 

 

Buổi

1

Chuyên đề 1: Khái niệm và tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong giáo dục phổ thông

1. Tổng quan về hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

2. Định nghĩa và phân loại khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

3. Vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong việc phát triển tư duy và kỹ năng cho học sinh

4. Tầm quan trọng của việc lồng ghép khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy phổ thông

 

- Giảng viên trình chiếu, thuyết giảng, giới thiệu về các khái niệm, lý thuyết liên quan đến Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong giáo dục; cách thức phát triển năng lực thông qua giáo dục tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

- GV phát vấn, học viên trao đổi cùng xác lập vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong khối phổ thông.

- Học viên chia sẻ thực trạng Khởi nghiệp, hướng nghiệp và việc làm tại các trường học hiện nay.

 

 

 

 

 

 

Buổi

2

Chuyên đề 2: Tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đặc điểm của nhà sáng lập

1. Các yếu tố cấu thành tư duy khởi nghiệp

2. Những đặc điểm và phẩm chất cần có của một người khởi nghiệp thành công

3. Phân tích các trường hợp thành công và thất bại trong khởi nghiệp

4. Trình bày và khảo sát đặc tính cá nhân

 

- Giảng dạy lý thuyết: Trình bày kiến thức cơ bản qua bài giảng trực tiếp hoặc trực tuyến, kết hợp với các ví dụ thực tế.

- Thảo luận nhóm: Khuyến khích học viên trao đổi ý kiến và phân tích các trường hợp khởi nghiệp thành công và thất bại.

- Phân tích tình huống: Sử dụng tình huống thực tế để học viên thực hành phân tích và rút ra bài học áp dụng cho công tác tư vấn khởi nghiệp.

- Hướng dẫn học viên khảo sát và thống kê kết quả.

 

 

 

 

 

 

Buổi

3

Chuyên đề 3:  Tư vấn nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hướng tới kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn

1. Các phương pháp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

2. Kỹ năng xây dựng hồ sơ nghề nghiệp và chuẩn bị phỏng vấn

3. Các nguồn thông tin và công cụ hỗ trợ học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

 

 

- Giảng dạy lý thuyết: Trình bày kiến thức nền tảng về tư vấn nghề nghiệp, kết hợp với các ví dụ thực tiễn.

- Thảo luận tình huống: Học viên làm việc theo nhóm để phân tích và xử lý các tình huống tư vấn nghề nghiệp cụ thể.

- Thực hành tư vấn: Học viên nghe chia sẻ nghề nghiệp và việc làm, hỏi đáp từ các nhà tuyển dụng, nhà sáng lập Startup.

 

 

 

 

 

 

Buổi

4

Chuyên đề 4: Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong môi trường giáo dục phổ thông

1. Giới thiệu các chương trình và hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong trường học

2. Cách thức quản lý và điều hành các dự án khởi nghiệp của học sinh

3. Thiết kế chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại đơn vị

- Giảng viên giới thiệu, định hướng cung cấp một số chương trình trong nước và quốc tế về hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong trường học.

- Khuyến khích học viên đưa ra các tình huống cụ thể, thiết kế và đề xuất chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại cơ sở của chính họ.

 

 

 

 

 

Buổi

5

Chuyên đề 5: Sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng trong khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

1. Khái niệm và các loại SHTT và tầm quan trọng của việc bảo vệ SHTT trong KN ĐMST

2. Quản lý và bảo vệ SHTT, các phương pháp và chiến lược, quy trình đăng ký và duy trì quyền SHTT

3. Ứng dụng SHTT trong khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, cách sử dụng SHTT để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư

4. Các ví dụ thực tiễn

- Giảng viên Trình bày các khái niệm và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. 

- Thảo luận nhóm: Phân tích các tình huống thực tế và chia sẻ kinh nghiệm.

- Thực hành: Áp dụng kiến thức vào các dự án khởi nghiệp cụ thể.

 

 

 

 

 

Buổi

6

Chuyên đề 6: Nguồn lực và công cụ cần thiết cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

1. Khái niệm về nguồn lực khởi nghiệp: tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng

2. Công cụ hỗ trợ khởi nghiệp: phần mềm quản lý dự án, phân tích thị trường, phát triển sản phẩm

3. Kỹ năng huy động nguồn lực: tìm kiếm và huy động vốn từ nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ, chương trình chính phủ

4. Ứng dụng thực tế: áp dụng nguồn lực và công cụ vào các dự án khởi nghiệp cụ thể

- Bài giảng lý thuyết: Trình bày các khái niệm và nguồn lực cần thiết.

- Thảo luận nhóm: Phân tích và chia sẻ kinh nghiệm về việc huy động và sử dụng nguồn lực.

- Thực hành: Áp dụng các công cụ hỗ trợ khởi nghiệp vào các dự án cụ thể.

 

Bảng 2: Chương trình chi tiết Khóa Học “Nghiệp vụ tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông”
 

7.2. Tổng hợp các Khóa Học từ IEC đào tạo:
 

Năm 2017 - 2020
 

Từ năm 2017 đến năm 2020, IEC (ITP) đã cùng các trường đại học và các địa phương tổ chức các khóa đào tạo và tư vấn nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở các trường đại học cũng như các địa phương trên khắp đất nước.
 

STT

TÊN KHÓA ĐÀO TẠO

NGÀY

SL HỌC VIÊN

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Năm 2017

485

 
  1.  

Khóa đào tạo Cán bộ Quản lý hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp

06/03/2017

08/03/2017

22

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh

  1.  

Khóa đào tạo Cán bộ Quản lý hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp

25/04/2017 

– 

27/04/2017

26

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh

  1.  

Khóa đào tạo Cán bộ Quản lý hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp

06/06/2017 

– 

08/06/2017

10

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh

  1.  

Khóa đào tạo về Khởi nghiệp và Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Vĩnh Long

16/05/2017

50

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

  1.  

Khóa đào tạo về Khởi nghiệp và Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Trà Vinh

17/05/2017

42

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

  1.  

Khóa đào tạo về Khởi nghiệp và Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ngày tại Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp Tp.HCM

09/06/2017

50

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại 24 quận huyện Tp.HCM

  1.  

Khóa đào tạo về Khởi nghiệp và Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Bình Đương

20/07/2017

35

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

  1.  

Khóa đào tạo về Khởi nghiệp và Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Đồng Tháp

24/08/2017

70

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

  1.  

Khoá đào tạo về Khởi nghiệp và Hoạt động khởi nghiệp tại Đại học Thủ Dầu Một – Bình Dương

20/10/2017

80

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

  1.  

Khoá đào tạo về cập nhật kiến thức khởi nghiệp tại VNPT Tiền Giang

01/12/2017

100

Cán bộ quản lý, sinh viên, giảng viên

Năm 2018

317

 
  1.  

Khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cán bộ tham mưu, lãnh đạo tại Bình Dương

01/08/2018

-

02/08/2018

48

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

2.

Khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ quản lý, giảng viên tại Bình Dương

22/08/2018

-

23/08/2018

134

Cán bộ quản lý, giảng viên

3.

Khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cán bộ tham mưu, lãnh đạo tại Tây Ninh

09/08/2020 –

10/08/2018

40

Cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu cho lãnh đạo tại địa phương

4.

Khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ Đoàn và Phụ Nữ tại Tây Ninh

14/09/2018

30

Cán bộ Đoàn và Phụ Nữ

5.

Khóa bồi dưỡng kiến thức dành cho cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

25/10/2018 -26/10/2018

25

Cán bộ quản lý, giảng viên

6.

Khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ quản lý, giảng viên tại Tây Ninh

13/12/2018 –

14/12/2018

40

Cán bộ quản lý, giảng viên

Năm 2019

427

 
  1.  

Khóa đào tạo giảng viên nguồn về công dân tích cực doanh nghiệp xã hội

10/01/2019

20/01/2019

106

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa đào tạo nâng cao năng lực xây dựng HSTKNĐMST - Khóa cơ bản

24/04/2019

-

28/06/2019

70

Cán bộ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị- xã hội và cơ sở nghiên cứu đào tạo

  1.  

Khóa đào tạo nâng cao năng lực xây dựng HSTKNĐMST - Khóa nâng cao

23/09/2019

-

27/12/2019

51

Cán bộ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị- xã hội và cơ sở nghiên cứu đào tạo

  1.  

Khóa đào tạo cơ bản Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho Giảng viên trong các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề

29/03/2019

61

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa đào tạo cơ bản Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho Đoàn viên thanh niên và sinh viên

Đoàn viên thanh niên và sinh viên

  1.  

Khóa đào tạo cơ bản Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho Đoàn viên Thanh niên và phụ nữ có ý tưởng Khởi nghiệp tại tỉnh Tây Ninh

02/07/2019

38

Đoàn viên Thanh niên và phụ nữ có ý tưởng Khởi nghiệp tại tỉnh Tây Ninh

  1.  

Khóa đào tạo giảng viên CCAI

 

18

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa đào tạo IoT Nâng cao

20/01/2019

20

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa đào tạo Data Science

13/05/2019

9

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Kháo đào tạo về GIS

11/01/2019

 

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa bồi dưỡng, tập huấn dành cho cán bộ lãnh đạo, tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo theo đề án 1665

19/12/2019 – 30/12/2019

54

Cán bộ quản lý, giảng viên

Năm 2020

5269

 
  1.  

Khóa đào tạo giảng viên CCAI

 

9

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Quản trị dự án Khởi nghiệp

 

25

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khởi nghiệp Dược Khoa

 

100

Sinh viên, học viên

  1.  

Chương trình đào tạo Khởi nghiệp cho sinh viên Đại học Bà rịa – Vũng Tàu

 

350

Sinh viên, học viên

  1.  

CiC 2020 – Khóa học “Tư duy Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”

 

350

Thí sinh tham dự CiC

  1.  

Khóa học cơ bản – Nâng cao năng lực xây dựng HST khởi nghiệp ĐMST

 

75

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa học iStartX BootCamp

 

100

Sinh viên, học viên

  1.  

Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp

16/09/2020

30

Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp

  1.  

Khởi nghiệp Dược Khoa

 

200

Sinh viên, học viên

  1.  

Chương trình bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Nhà khởi nghiệp

 

120

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Lớp đào tạo chuyển đổi số tại Quận 9

04/09/2020– 15/12/2020

180

Cán bộ quản lý của Quận 9

  1.  

Tập huấn “Kỹ năng gọi vốn dành cho nhà khởi nghiệp”

 

50

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Chương trình bồi dưỡng kỹ năng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp tại Gò Vấp

25/10/2020

30

Đoàn thanh niên

  1.  

Khóa đào tạo (cơ bản + nâng cao) năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại tỉnh Vĩnh Long

04/11/2020 - 06/11/2020

40

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa đào tạo “Huấn luyện viên Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” – Vĩnh Long

09/11/2020 - 13/11/2020

30

Cán bộ quản lý, giảng viên

  1.  

Khóa đào tạo về chuyển đổi số cho Công ty đầu tư tài chính Thành phố (HFIC)

 

200

Phối hợp viện Tài chính ngân hàng ĐHQG-HCM

  1.  

Công nghệ đột phá trong quản trị tài sản công

01/12/2020

20

Phối hợp với World Bank Group; Cục kinh tế liên ban Thụy Sỹ; ETH; ICED

  1.  

Công nghệ đột phá trong quản lý hạ tầng công và rủi ro do tác động biến đổi khí hậu

03/12/2020

20

Phối hợp với World Bank Group; Cục kinh tế liên ban Thụy Sỹ; ETH; ICED

  1.  

Đào tạo “Công cụ số dành cho các bạn sinh viên trường ĐH An Giang”

14/11/2020

1500

Sinh viên, học viên

  1.  

Đào tạo chuyên đề “Tư duy khởi nghiệp” tại trường ĐH An Giang

25/11/2020

1800

Sinh viên, học viên

  1.  

Khóa đào tạo khởi nghiệp trong chương trình Học kì doanh nghiệp tại Vũng Tàu

27/12/2020 – 29/12/2020

40

Hội Sinh viên Đồng Nai phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu Tư thực hiện

Bảng 3: Thống kê các khóa đào tạo về khởi nghiệp được tổ chức
 

Tài liệu về Khóa Học 2024: xem tại đây (dự kiến)
 

7.3. Một số hình ảnh minh họa 
 

Năm 2024
 

Hình 6: Khóa học được tổ chức tại TP.HCM (Nguồn: iec.ventures)
 

Năm 2023
 

Hình 7: Khóa học được tổ chức tại TP.Huế (Nguồn: CEI-HUEUNI)
 

Năm 2022 
 

Hình 8: Khóa học được tổ chức tại TP.HCM (Nguồn: iec.ventures)
 

Năm 2021
 

Hình 9: Khóa học được tổ chức tại Đắk Nông (Nguồn: iec.ventures)
 

Năm 2020
 

Hình 11: Chương trình được tổ chức tại Đại học Sư phạm TP.HCM (Nguồn: iec.ventures)
 

Thông tin wedsite:https://iec.ventures
 

Thông tin

  • Tác giả: Trung tâm khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo ĐHQG – HCM (IEC)