Mã số N4028: InnoLab Asia: Cầu Nối Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp tại Việt Nam

  - Chia sẻ:    


I. Giới thiệu Tổ chức

InnoLab Asia là đơn vị triển khai và tư vấn về đổi mới sáng tạo của Sáng kiến Open Innovation Vietnam từ năm 2018. InnoLab Asia đóng vai trò kết nối các doanh nghiệp với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Sứ mệnh của chúng tôi là thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thông qua 3 đối tượng hữu quan chính: Dự án khởi nghiệp, Chính phủ và Tập đoàn. Từ đó tận dụng và phát triển các nguồn lực tại tại Việt Nam để phát triển Sáng tạo mở.

 

Với tầm nhìn xây dựng một nền tảng hợp tác đổi mới sáng tạo, sau gần 5 năm hoạt động, trải qua hơn 100 sự kiện, InnoLab Asia đã kết nối hơn 500 startup và hàng nghìn người tham gia ở các sự kiện hội thảo, tạo ra một cộng đồng đổi mới sôi động. Các chương trình như Crowdpitch và Vietnam Innovation Summit đã trở thành những điểm sáng, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và startup. 

 

Bảng 1.1 Các đối tượng InnoLab Asia tập trung hỗ trợ

 

InnoLab Asia đóng vai trò là một cầu nối quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp, kết nối các startup, doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Bằng việc cung cấp các dịch vụ và chương trình phi lợi nhuận hỗ trợ đa dạng, InnoLab Asia mong muốn góp một phần trong quá trình thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

 

Bảng 1.2 Mô hình hoạt động của InnoLab Asia

 

Áp dụng mô hình Đổi mới Sáng tạo Mở, InnoLab Asia cung cấp một loạt các chương trình nâng cao năng lực nội bộ toàn diện và đã được chứng minh hiệu quả, bao gồm các hội thảo điều hành, trại huấn luyện chuyên sâu, các lớp học thực hành và các hội thảo truyền cảm hứng. Các chương trình này đảm bảo rằng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp tăng trưởng theo cấp số nhân và bền vững ở tất cả các cấp độ của tổ chức.

 

II. Vấn đề cần giải quyết:

 

Vấn đề 1: Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam còn nhiều thách thức

 

Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng tích cực vào năm 2024 vị trí 56/100 các quốc gia khởi nghiệp dẫn đầu, tăng 2 hạng so với năm 2023. Tuy nhiên, hành trình phát triển và vươn lên trở thành một quốc gia khởi nghiệp hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, nơi tạo môi trường lý tưởng để các startup phát triển vượt bật, thu hút đầu tư nhiều vốn đầu tư để ươm tại Kỳ lân tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức.

 

Các startup tại Việt Nam vẫn còn một chặng đường rất dài cùng với rất nhiều khó khăn để chinh phụ chặng đường phía trước như thiếu nhân lực có trình độ, thiếu các startup quy mô lớn và cải cách thể chế vẫn còn chậm. Trở về thời điểm InnoLab Asia bắt đầu triển khai lần đầu tiên cho chương trình gọi vốn cộng đồng CrowdPitch Việt Nam, Báo cáo về chỉ số khởi nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 - 2016 đã chỉ ra nhiều yếu kém trong cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, như sự năng động của thị trường nội địa; văn hóa và chuẩn mực xã hội; chuyển giao công nghiệp...

 

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam (2024), có tới 69% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết họ gặp khó khăn về tiếp cận tài chính trong quá trình phát triển; hỗ trợ tài chính cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam chủ yếu hướng đến một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi hỗ trợ khu vực tư nhân trong nước lại ít hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

 

Kết quả là, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế bị hạn chế, đồng thời làm chậm quá trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng này, cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt từ phía nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

 

Vấn đề 2: Kết nối nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam còn khá khiêm tốn

 

Đại dịch COVID-19 và những biến động kinh tế toàn cầu đã gây ra những tác động sâu rộng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 1,69 tỷ đô la trong giai đoạn từ đầu năm đến ngày 20-1-2023, giảm 19,8% so với cùng giai đoạn năm trước, theo công bố của Tổng cục Thống kê. Sự suy giảm đáng kể của FDI trong giai đoạn này là hệ quả tất yếu của việc các doanh nghiệp đa quốc gia điều chỉnh chiến lược đầu tư để thích ứng với tình hình mới. 

 

Các thủ tục hành chính rườm rà, thời gian giải quyết thủ tục kéo dài, đặc biệt là trong các dự án liên quan đến đất đai, là những rào cản lớn cho cơ hội thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong chính sách và quy định giữa các địa phương cũng tạo ra rào cản cho nhà đầu tư. Ngoài ra, những lo ngại về biến động kinh tế vĩ mô, lãi suất tăng cao và cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác cũng góp phần làm giảm dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

 

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và có tiềm năng phục hồi mạnh mẽ trong tương lai.

 

Vấn đề 3: Các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập và mở rộng tại thị trường Việt Nam còn nhiều rào cản

 

Doanh nghiệp nước ngoài và startup khi đầu tư vào Việt Nam thường đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về thủ tục hành chính, pháp lý và môi trường kinh doanh. Các rào cản này bao gồm thủ tục cấp phép phức tạp, thiếu minh bạch trong chính sách, bảo vệ sở hữu trí tuệ yếu kém, và môi trường kinh doanh chưa thực sự đồng đều giữa các địa phương.

 

Ví dụ, thời gian trung bình để thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam là khoảng 1.5 tháng đối với các ngành kinh doanh thông thường như thương mại hoặc công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đối với các ngành có điều kiện như du lịch hoặc bán lẻ, quá trình này có thể kéo dài tới 4 tháng. Hay việc xin giấy phép kinh doanh và xây dựng tại Việt Nam thường mất nhiều thời gian và phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp. Ngoài ra, việc bảo vệ thương hiệu cũng là một vấn đề nan giải để đảm bảo tránh bị sao chép ý tưởng, sản phẩm.

 

III. Giải pháp của InnoLab Asia:

 

Để giải quyết những vấn đề trên và thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam và trong khu vực, việc tìm kiếm những giải pháp toàn diện và hiệu quả là vô cùng cấp thiết. InnoLab Asia trong gần 5 năm qua đã và đang tập trung vào các giải pháp sau:

 

Giải pháp 1 - CrowdPitch Việt Nam

 

CrowdPitch là sáng kiến được triển khai từ năm 2015 với mục đích tạo ra nền tảng để các startups kết nối cùng các cố vấn chuyên môn và nhà đầu tư từ cộng động khởi nghiệp Việt Nam và quốc tế. Thông qua đó, giúp các startup được tiếp cận các cơ hội để đầu tư và phát triển. Đây là một sự kiện diễn ra hàng tháng với yếu tố huy động vốn từ cộng đồng. Không chỉ là một sáng kiến nhằm tạo cơ hội cho các Công ty khởi nghiệp sắp tới trình bày ý tưởng của họ và tương tác với cộng đồng, CrowdPitch còn là nền tảng để mọi người có thể tìm hiểu thêm và mở rộng về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. CrowdPitch sẽ mang đến những góc nhìn toàn diện và đa chiều về Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, từ đó ứng dụng giải quyết các bài toán tại các tập đoàn, doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp và đơn vị hoạt động trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam. Một số start-up tiềm năng từng tham gia CrowdPitch có thể kể đến như:  AirX Carbon,  Forte Biotech, OptiCloud, Skindex, TagEdu, BEEKIDS, Edutek, ZenKlass, Finsey, Fizipay, Fina, DayCon.ai, etc.

 

Giải pháp 2 - Vietnam Innovation Summit

 

Nhằm triển khai giải pháp cho vấn đề 2, InnoLab Asia hợp tác cùng Sở Khoa học và Công nghệ đồng tổ chức sự kiện Vietnam Innovation Summit 2023 (VIS). Đây là sự kiện thường niên quy tụ nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp và cố vấn để cùng nhau thảo luận và đưa ra ý tưởng phát triển cộng đồng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Sử dụng cách tiếp cận “Open Innovation” để cho phép các công ty nhìn xa hơn các nguồn lực nội bộ và một mạng lưới rộng mở hơn, trong đó các doanh nghiệp có thể đồng sáng tạo và tận dụng kiến ​​thức chuyên môn mới. 

 

Giải pháp 3 - Tư vấn chiến lược cho các startup thâm nhập và mở rộng tại thị trường Việt Nam

 

InnoLab Asia đã và đang thực hiện sứ mệnh là cầu nối đầu tư, kết nối nguồn lực và hỗ trợ các startup, đặc biệt là các startup nước ngoài, thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam. Các chương trình và hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các startup thông qua:

 

Tổ chức các sự kiện kết nối: InnoLab Asia thường xuyên tổ chức các sự kiện như hội thảo, demo day, kết nối doanh nghiệp để tạo cơ hội cho các startup gặp gỡ nhà đầu tư, đối tác, và các chuyên gia trong ngành. Ví dụ như sự kiện Rising X Startup Demo Day 2019 đã kết nối thành công các startup Hàn Quốc với thị trường Việt Nam với 3 webinars, với 36 giờ mentoring và giúp cho 8 startup tại Hàn Quốc thâm nhập mở rộng tại thị trường Việt Nam.

 

Chương trình thâm nhập thị trường (Market Entry Program): Cùng với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, InnoLab Asia thực hiện tư vấn cho các startup, SMEs và tập đoàn lớn đưa ra những quyết định tốt nhất khi thâm nhập và mở rộng tại Việt Nam.

 

Chương trình ươm tạo: Thông qua các chương trình ươm tạo nội bộ và hợp tác với các doanh nghiệp lớn, InnoLab Asia hỗ trợ các startup phát triển ý tưởng, sản phẩm và tìm kiếm nguồn vốn. Chương trình ươm tạo nội bộ tại PNJ là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của mô hình này. 

 

Hợp tác quốc tế: InnoLab Asia tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước khác để tạo ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, cơ hội đầu tư và ươm tạo cho các startup Việt Nam, kết nối kinh doanh giữa Việt Nam và Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

 

Cung cấp thông tin và hỗ trợ: InnoLab Asia cung cấp cho các startup những thông tin cần thiết về thị trường, chính sách, và các nguồn hỗ trợ khác. Đồng thời, tổ chức cũng hỗ trợ các startup trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm đối tác.

 

 

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, InnoLab Asia cùng với Hệ sinh thái của mình sẽ có những giải pháp khác nhau cùng những nguồn lực, kết nối và đối tác đa dạng khác nhau để hỗ trợ cho các doanh nghiệp từ giai đoạn khám phá, lên ý tưởng, tăng tốc và đến lúc tối ưu hóa vận hành và lợi nhuận.

 

IV. Kết quả đạt được:
 

Thông qua 9 năm tổ chức Chương trình CrowdPitch, chúng tôi đã đạt được những con số ấn tượng sau: 
 

  • 16 sự kiện CrowdPitch được tổ chức
     
  • Hơn 80 startup đã được ươm tạo, kết nối và hỗ trợ 
     
  • Hơn 200 startup đã đăng ký tham gia chương trình 
     
  • Thu hút hơn 5.000 nhà đầu tư, người có tầm ảnh hưởng, lãnh đạo từ các tập đoàn, tổ chức chính phủ tham gia chương trình 
     
  • Tiếp cận truyền thông hơn 150.000 người trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam 
     

Cộng đồng các startup của CrowdPitch Việt Nam

 

Sự kiện Vietnam Innovation Summit 2023 đã đạt được những kết quả khả quan như:
 

  • 400 người tham dự hội nghị
     
  • 15 hồ sơ dự án đăng ký tham dự CrowdPitch
     
  • Hơn 30 diễn giả có tầm ảnh hưởng trong khu vực tham gia chia sẻ, kết nối
     
  • 16 công ty đặt Booth triển lãm
     
  • Trao 3 giải thưởng cho cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho Phát triển bền vững
     


Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và mở rộng thị trường do InnoLab Asia thực hiện cũng tạo nên những thành tựu nhất định như:
 

  • Rising X Startup Demo Day 2019: Tháng 10/2019, InnoLab Asia hợp tác với The Invention Lab để tổ chức Rising X Startup Demo Day tại Thành phố Hồ Chí Minh với 3 webinars, 1cuộc thi Pitching, với 36 giờ mentoring và giúp cho 8 startup tại Hàn Quốc thâm nhập mở rộng tại thị trường Việt Nam
     
  • Chương trình ươm tạo nội bộ PNJ: Từ tháng 4 đến tháng 2020, chúng tôi kết hợp cùng PNJ tổ chức Chương trình ươm tạo nội bộ thông qua các hoạt động tập huấn, chia sẻ kiến thức và chương trình ươm tạo chuyên sâu. Chương trình đã tổ chức 4 buổi workshop với hơn 60 thành viên (chiếm khoảng 1% tổng số nhân viên) gồm quản lý cao cấp và nhân viên tham dự tạo nên một lực lượng những nhà tiên phong thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo tại PN, nhận được: 40 bài dự thi với phần mềm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động; 6 ý tưởng dự thi được lọt vào vòng chung kết;  3 ý tưởng được các nhà đầu tư nội bộ đánh giá cao và tiến hành việc đầu tư với số tiền cam kết đầu tư lên đến hơn 400 triệu đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện MVP vào tháng 1/2021.
     
  • Hội nghị khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nhật: InnoLab Asia cố vấn và phối hợp cùng JETRO tổ chức Hội nghị khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nhật, sự kiện đã kết nối hợp tác giữa các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Đồng thời, chúng tôi đã quy tụ các cố vấn tại Việt Nam và Nhật Bản cùng trao đổi và phân các vấn đề trong kinh tế, hợp tác và đầu tư tại Việt Nam. 
     
  • Hội thảo Công nghệ Giáo dục Việt Nam: Vào tháng 6/2021, InnoLab Asia cùng EdTech Asia và Đại học Fulbright đồng tổ chức Hội thảo Công nghệ Giáo dục Việt Nam nhằm kết nối cố vấn trong lĩnh vực Giáo dục tại Việt Nam, tọa đàm về các cơ hội, thách thức và vấn đề về Công nghệ giáo dục tại Việt Nam. Sự kiện đã quy tụ nhiều người có tầm ảnh hưởng từ các tổ chức giáo dục, trường Đại học trong và ngoài nước tham dự.  
     
  • Kết nối Kinh doanh giữa các công ty Việt Nam và Malaysia: Từ tháng 9/2021- 2/2022, InnoLab Asia đã phối hợp cùng Malaysia Digital Economy Corporation (MDEC), thuộc Bộ Truyền thông và Chuyển đổi số Malaysia,  đã thực hiện thành công hoạt động Kết nối Kinh doanh giữa các công ty Việt Nam và Malaysia. Chúng tôi đã hỗ trợ 4 công ty từ Malaysia (Policy Street, Innov8tif, VeroFax Asia và Money Match) kết nối với 5 đối tác từ Việt Nam (Galaxy One - Sovico Group, Momo, JioHealth, Docosan và BuyMed), kết nối kinh doanh với các đối tác tiềm năng bao gồm OCB, Vietnam Silicon Valley (VSV), Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Doanh nghiệp (BSSC), Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) và Tập đoàn Sovico.
     
  • Hội thảo “Giới thiệu cơ hội và chiến lược tiến vào thị trường Việt Nam”: InnoLab Asia kết hợp cùng Sunwah Innovation Center tổ chức vào tháng 6/2022  với mục tiêu kết các sáng kiến và chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI bao gồm cả các công ty khởi nghiệp quốc tế; trao đổi về những lợi thế về kinh tế – xã hội và cơ hội đón đầu khiến Việt Nam trở thành thị trường không thể bỏ lỡ cho kế hoạch mở rộng châu Á của các công ty khởi nghiệp quốc tế; Xu hướng đổi mới sáng tạo mở tại các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam và đề xuất phương pháp hợp tác kinh doanh với các công ty địa phương cho công ty khởi nghiệp quốc tế; Những thách thức và các nguồn hỗ trợ để tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của các công ty khởi nghiệp ở nước ngoài.
     
  • Sự kiện “Gain Expand In Vietnam”: InnoLab Asia kết hợp cùng đối tác tại MDEC, thuộc Bộ Truyền thông và Chuyển đổi số Malaysia tại Malaysia vào tháng 8 để tổ chức Sự kiện “Gain Expand In Vietnam” nhằm kết nối và tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Malaysia. Sự kiện đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong khối ASEAN có cơ hội kết nối trực tiếp và kết nối để tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. 
     
  • Năm 2022, InnoLab Asia đã đề cử và giới thiệu 3 doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: CT Cổ phần Koro Love, CT Cổ phần Metain và CT TNHH MGreen tham giaAPEC BCG Economy Thailand 2022: Tech to Biz” vào 10-12 tháng 10 năm 2022. Chúng tôi đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế và kết nối hợp tác trong khu vực Châu Á thông qua sự kiện. 
     
  • InnoLab Asia và MDEC Malaysia đồng thực hiện chương trình DEX Connex 2023 với sự tham gia của hơn 20 công ty Malaysia; thu hút hơn 50 công ty Việt Nam; thành công tổ chức 6 buổi kết nối kinh doanh; 29 buổi kết nối giữa công ty Malaysia và Việt Nam; 2 buổi giao lưu giữa 1 doanh nghiệp Malaysia và 2 doanh nghiệp Việt Nam,  4 buổi chia sẻ kiến ​​thức về thị trường Việt Nam từ các chuyên gia hàng đầu
     
  • Tháng 9 đến tháng 11 năm 2023 InnoLab Asia phối hợp cùng Viện Khởi nghiệp Hàn Quốc và Phát triển Doanh nghiệp (KISED), Thông minh, cùng Smart City Association và The Invention Lab thực hiện chương trình Global Market Expansion Program (GMEP) với 4 tuần ở Hàn Quốc & 6 tuần ở Việt Nam, 7 buổi cố vấn với chuyên gia địa phương, 4 bài giảng về Địa phương hóa & PoC và Hỗ trợ 10 startup Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam, 4 Startup được đầu tư và 2 công ty đã chính thức đặt trụ sở văn phòng tại Việt Nam.
     

V. Tính sáng tạo 

 

1. Chương trình CrowdPitch Việt Nam:

 

CrowdPitch đã thể hiện một sự sáng tạo đáng kể khi đưa mô hình gọi vốn cộng đồng vào thị trường Việt Nam, một thị trường còn tương đối mới mẻ với hình thức này. Việc kết hợp yếu tố công nghệ với nhiều chủ đề đa dạng theo xu hướng đổi mới sáng tạo hiện này như Edtech, Healthtech, AI & Robotics, ESG, Proptech, Martech, AgriTech, Fintech...để tạo ra một nền tảng trực tuyến kết nối các startup với nhà đầu tư đã giúp chương trình trở nên tiện lợi và hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc tạo ra một cộng đồng khởi nghiệp sôi động xung quanh chương trình đã góp phần thúc đẩy tinh thần đổi mới và hợp tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

 

2. Vietnam Innovation Summit:

 

Vietnam Innovation Summit là một sự kiện có quy mô ngày càng lớn qua từng năm, hội tụ nhiều yếu tố sáng tạo. Cụ thể như việc kết hợp các hoạt động như gần 30 phiên thảo luận, hội thảo, triển lãm, kết nối đã tạo ra một không gian đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tham gia. Việc tiên phong áp dụng phương pháp tiếp cận "Open Innovation" đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể cùng nhau sáng tạo và tìm kiếm những giải pháp mới. Sự kiện này không chỉ đơn thuần là một sự kiện kết nối mà còn là một nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

 

3. Chương trình Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp:

 

Các chương trình tư vấn, hỗ trợ kết nối đầu tư và thâm nhập vào thị trường của InnoLab Asia đã thể hiện sự sáng tạo trong việc hỗ trợ các startup nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Việc cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên sâu, kết hợp với các chương trình ươm tạo nội bộ, đã giúp các startup nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, việc kết nối các startup với các doanh nghiệp địa phương cũng là một điểm sáng tạo của chương trình này.

 

VI. Hiệu quả kinh tế

 

Theo báo cáo tổng kết từ CrowdPitch 2022-2023, 100% các startup nhận được sự hỗ trợ và tư vấn cụ thể để phát triển dự án của họ, giúp họ tạo ấn tượng tích cực trước các cố vấn và nhà đầu tư. Với cơ chế bình chọn trực tiếp, các startup có cơ hội giành được khoản tài trợ đáng kể nếu thuyết phục được ban giám khảo và khán giả. Cụ thể, 80% phí tham dự sự kiện sẽ được quy đổi thành phiếu bầu. Số phiếu bầu mà mỗi startup nhận được sẽ tương ứng trực tiếp với số tiền tài trợ mà họ có thể nhận được. Đây là một cơ chế khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và tạo động lực để các startup không ngừng hoàn thiện ý tưởng của mình. Mỗi phiên ở CrowdPitch Việt Nam, startup có thể gọi vốn lên đến hàng chục triệu động.

 

Vietnam Innovation Summit đã tạo nên một không gian kết nối sôi động, quy tụ gần 1000 đại diện đến từ các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, startup và các nhà hoạch định chính sách. Sự kiện không chỉ là một triển lãm với các nhiều gian hàng trưng bày những công nghệ và ý tưởng đổi mới nhất, mà còn là một diễn đàn để chia sẻ kiến thức, kết nối mạng lưới và tìm kiếm hàng trăm cơ hội hợp tác. Điểm nhấn của sự kiện là cơ hội gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup, nâng cao uy tín qua sự ghi nhận của hơn 20 đơn vị báo đài và mở rộng cơ hội hợp tác. Bên cạnh đó, VIS 2023 còn tạo ra một khích lệ tinh thần, nâng cao hình ảnh thưởng hiệu các tổ chức thông qua trao giải thưởng "Make the Future Green Award" cho nhữngcá nhân, tổ chức có đóng góp khởi nghiệp sáng tạo và phát triển bền vững. 

 

Các chương trình ươm tạo nội bộ và  áp dụng Open Innovation cho các tập đoàn dần mang lại những kết quả khả quan. Ví dụ điển hình đó là đã có 3 ý tưởng từ chương trình đào tạo được các nhà đầu tư nội bộ đánh giá cao và tiến hành việc đầu tư với số tiền cam kết đầu tư lên đến hơn 400 triệu đồng, dự kiến đã hoàn thiện MVP vào tháng 1/2021.

 

VII. Tác động xã hội

 

CrowdPitch Việt Nam đã truyền cảm hứng cho hàng trăm người trẻ tuổi có ý tưởng kinh doanh, dám nghĩ dám làm và biến ý tưởng thành hiện thực. Quá trình gọi vốn diễn ra công khai, minh bạch, giúp xây dựng niềm tin của cộng đồng vào hệ sinh thái khởi nghiệp. CrowdPitch cũng đã mở ra nhiều kênh huy động vốn mới cho các startup, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vốn truyền thống.

 

Vietnam Innovation Summit đã tạo ra một diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, startup và các chuyên gia trong và ngoài nước cùng nhau thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề xã hội. Sự kiện được hơn 20 trang báo đánh giá là giúp nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo, giúp nhiều chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của Việt Nam. Sự kiện đã tạo ra một mạng lưới kết nối rộng lớn giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, startup, chính phủ và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để cùng nhau hợp tác để giải quyết các vấn đề xã hội và cùng hướng đến một tương lai phát triển bền vững. Giải thưởng “Make the Future Green Award” nằm trong khuôn khổ VIS tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiên phong phát triển các giải pháp sáng tạo, đóng góp vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tạo tác động bền vững dựa trên các tiêu chí ESG.

 

Các chương trình Tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đã cung cấp đa dạng hoạt động đào tạo, tư vấn, các chương trình đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ khởi nghiệp, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước cho nền kinh tế. Các chương trình đã tạo ra một mạng lưới kết nối rộng lớn giữa các startup, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. Nhiều startup được hỗ trợ bởi InnoLab Asia đã tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như môi trường, y tế, giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân có thể kể đến như: AirX Carbon, BK Power Mass Storage Technology JSC, OptiCloud, Gooride,....

 

Bên cạnh đó, Việc đưa các startup nước ngoài về Việt Nam không chỉ đơn thuần là một hoạt động kết nối, mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, nó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các startup Việt Nam đánh giá được vị thế của mình trên trường quốc tế, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ hai, việc tiếp xúc với những mô hình kinh doanh và công nghệ mới của các startup nước ngoài sẽ giúp các startup Việt Nam mở rộng tầm nhìn, tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

 

Cụ thể, thông qua các chương trình ươm tạo, InnoLab Asia đã và đang kết nối các startup Việt Nam với các đối tác đến từ Hàn Quốc và Malaysia, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực xây dựng thành phố thông minh. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này tại Việt Nam mà còn tạo ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề đô thị.

 

Bên cạnh đó, việc ươm tạo các startup nước ngoài tại Việt Nam còn góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

 

VIII. Lời kết

 

Chúng tôi tin rằng, tương lai của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và InnoLab Asia tự hào là một phần trong hành trình xây dựng, kết nối, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các startup và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển. 

 

Hành trình phía trước cho các startup Việt Nam để vươn lên bản đồ thế giới vẫn còn nhiều gian nan, nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm, cùng với tất cả nỗ lực của InnoLab Asia, Việt Nam sẽ có thêm những cột mốc mới trong những con số đầu tư, số công ty kỳ lân, số những doanh nghiệp nước ngoài chú ý và mở rộng tại các thành phố địa phương trên khắp đất nước của chúng ta.

 

Thông tin website: https://innolab.asia/

Thông tin Fanpage: https://www.facebook.com/InnoLab.Asia/

 

Thông tin

  • Tác giả: Công Ty TNHH Innovation Lab (InnoLab Asia)