Mã số N4024: TRUNG TÂM ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TECHNOLOGY BUSINESS INCUBATION CENTER (HCMUT-TBI)

  - Chia sẻ:    

 

Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Trường Đại học Bách khoa năm 2023 đã đạt các thành tựu sau:

 

- Hoàn thiện cấu trúc phần cứng hệ sinh thái khởi nghiệp: Trường đã thành lập Phòng thí nghiệm hỗ trợ chế tạo sản phẩm mẫu hỗ trợ khởi nghiệp (Innovation FabLab) vào tháng 05/2022 và đưa vào vận hành chính thức từ tháng 01/2023, liên kết chặt chẽ với Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ (Trung tâm). Innovation FabLab đã hỗ trợ tích cực các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cụ thể: đào tạo thực hành môn học Kỹ năng sáng tạo cho hơn 300 sinh viên chương trình quốc tế, hỗ trợ 04 khóa ngắn hạn tập huấn giảng viên/doanh nghiệp, đào tạo sinh viên về tư duy và quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0, hỗ trợ cho 07 nhóm nghiên cứu sản phẩm và 03 bài báo khoa học về mảng AI, hỗ trợ 08 nhóm nghiên cứu sản phẩm về mảng IoT và Robotics, 01 nhóm nghiên cứu sản phẩm về mảng Smart Application.

 

 

- Về cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi thường niên “Bách Khoa Innovation” 2022 và 2023 cho tổng số 102 nhóm dự án, với hơn 430 sinh viên/học viên cao học 6 trường đại học và 25 học sinh 7 trường trung học phổ thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (và các khu vực lân cận). Bên cạnh đó Trung tâm cũng đã phối hợp với Advantech cùng tổ chức cuộc thi Innoworks 2022 cho 30 nhóm dự án, 97 sinh viên nhằm kết hợp nền tảng KHCN về AI, IOT để xây dựng nguồn nhân lực và các sản phẩm mẫu phục vụ khởi nghiệp.

 

 

- Về hội thảo/tọa đàm liên quan đến khởi nghiệp ĐMST: Trung tâm đã tổ chức/phối hợp tổ chức với các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 22 hội thảo về phát triển dự án khởi nghiệp (trong các cuộc thi khởi nghiệp), phát triển đổi mới sáng tạo trong KH&CN (giữa các khoa), hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (với Ngân hàng UOB Singapore), xây dựng nền móng văn hóa SHTT trong trường đại học (với ĐHQG-HCM và Viện 3AI), chuỗi hội thảo về đại học khởi nghiệp (với Sở KH&CN TP.HCM, công ty cổ phần Green+), kiến thức, tư duy về năng suất, chất lượng (Với Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng), hội nghị KHCN và ĐMST cho sinh viên chương trình kỹ sư chất lượng cao Pháp – Việt, chuỗi Hội thảo Liên khoa…

 

 

- Về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp: Trung tâm đã tổ chức ươm tạo hằng năm 8-9 doanh nghiệp khởi nghiệp để thực hiện chỉ tiêu liên quan trong Kế hoạch chiến lược Trường Đại học Bách khoa giai đoạn 2021-2025 thông qua thực hiện 18 gói dịch vụ tư vấn pháp lý, SHTT và cố vấn/huấn luyện. Các kết quả ươm tạo tiêu biểu bao gồm các dự án: nước hoa Naroma (từ sinh viên), ứng dụng blockchain phi tập trung vào chống hàng giả và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (từ giảng viên), giải pháp trợ lý ảo thông minh trả lời tự động cho Cục Xúc tiến thương mại và doanh nghiệp xúc tiến thương mại (từ cộng đồng)…

 

+ Trong năm 2022-2023, Trung tâm đã nghiệm thu thành công 05 dự án trong chương trình Speedup của Sở KHCN. Hỗ trợ 09 Doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ dưới dạng Sáng chế/Giải pháp hữu ích/Bản quyền phần mềm/Kiểu dáng công nghiệp…

 

+ Trong năm 2022-2023, Trung tâm đã kết nối được 06 Quỹ đầu tư trong nước và quốc tế cho các Doanh nghiệp/Dự án ươm tạo: E-Future, Earth Venture Capital, Wiziin Inc., World Bank, WinSolutions, USAID.

 

 

- Về hoạt động đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Trường ĐHBK đã đưa các môn học Khởi nghiệp vào Chương trình đào tạo hệ Đại học (8/12 Khoa/Trung tâm đào tạo, chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp, chương trình tiên tiến) và hệ Sau Đại học (chương trình tiếng Việt và tiên tiến). Các kết quả về số lượng đào tạo khởi nghiệp ĐMST bao gồm: 3188 sinh viên, học viên cao học (chương trình chính khóa). Các chương trình này được thẩm định bởi Hội đồng chuyên môn với thành viên chủ chốt là các nhân sự lãnh đạo Trung tâm. Ngoài ra, trong năm 2023, Trung tâm còn tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về KN ĐSMT và Nâng cao năng lực dành cho đối tượng Giảng viên/sinh viên/cộng đồng Doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể 1 khóa đào tạo KN ĐMST Giảng viên nguồn (40 giảng viên), 03 khóa KN ĐMST dành cho sinh viên (300 sinh viên), 02 khóa KN ĐSMT dành cho Doanh nghiệp (> 80 học viên) và 02 khóa Nâng cao năng lực cho Doanh nghiệp (> 80 học viên).

 

 

- Về liên kết các thành tố trong Hệ sinh thái khởi nghiệp: là thành viên chủ chốt của Mạng lưới cơ sở ươm tạo Thành phố Hồ Chí Minh (HIN), là thành viên chính thức của Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI), tham gia vào thành phần Ban giám khảo của Sự kiện quốc tế thường niên thúc đẩy hoạt động đổi mới và tăng trưởng dành cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và khu vực ASEAN (INNOEX), đóng góp tích cực vào các hoạt động của Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TP.HCM (Whise, I-Star) do Sở KHCN chủ trì, tham gia tích cực vào các cuộc thi do đối tác trong HIN và Sở KHCN tổ chức: Cuộc thi CIC của IEC, Cuộc thi  Digitrans của SHTP-IC, Cuộc thi Khởi nghiệp của AHBI, Univ.Star 2023 của Sihub…

 

- Về đóng góp, tham mưu các chính sách cho Sở KHCN TP.HCM: tham gia đầy đủ, đóng góp ý kiến tại các hội thảo lấy ý kiến cộng đồng về các chính sách, tham gia tích cực vào các buổi khảo sát của các tổ chức trong nước và Quốc tế (World bank, ADB, USAID) thông qua Sở KHCN.

 

Thông tin email: info.tbi@hcmut.edu.vn

 

Thông tin

  • Tác giả: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách Khoa