Mã số N4019: TRUNG TÂM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP HUIT NHỮNG BƯỚC ĐI VỮNG CHẮC

  - Chia sẻ:    

 

Các từ viết tắt:

PHẦN 1: 
TỔNG QUAN TRUNG TÂM 

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP HUIT 

(INNOVATION AND ENTREPRENEURSHIP CENTER)

 

1. Giới thiệu chung
 

  1. Trực thuộc: trường đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Địa chỉ: phòng B.101, Cơ sở 1, 140 đường Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú , TP.HCM
  3. Điện thoại:  0283.8163318     Số nội bộ: 142
  4. Email: iec@huit.edu.vn              Website: http://iec.huit.edu.vn   

  Fanpage facebook: HUIT – Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

  1. Clip giới thiệu Trung tâm: https://HUIT-Media.quickconnect.to/d/s/yDtll6KkswMa3hTl3iDUxDtEpyHhIDVv/P1BMPmGVTZG1iq6LjKU2vRcbF0YuMlyF-d7KgPw5VjQs
     

2. Lịch sử hình thành
 

Năm 2016 - 2017: do trung tâm Tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo quản lý, điều hành; đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực cho việc triển khai các hoạt động ĐMST&KN trong tương lai.
 

Năm 2017 - 2018: do trung tâm Trung tâm Dịch vụ đào tạo và Hỗ trợ SV tổ chức, quản lý; đây là giai đoạn hoạt động ĐMST&KN chính thức được khởi động trong toàn trường.
 

Năm 2018 - 2023: trực thuộc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, đây là giai đoạn tăng tốc, khi mà các nguồn lực đã được chuẩn bị chu đáo kết hợp với các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, các hoạt động ĐMST&KN đã có sự phát triển mạnh cả về chất và lượng.
 

Năm 2023, khi các hoạt động ĐMST&KN đã có sự phát triển toàn diện, quá trình tích lũy về chất đã đạt ngưỡng, trung tâm ĐMST&KN trực thuộc trường Đại học Công Thương TP.HCM chính thức được thành lập theo quyết định số 1407/QĐ-DCT ngày 01 tháng 6 năm 2023, đánh dấu lĩnh vực ĐMST&KN bước sang giai đoạn phát triển mới.
 

3. Chức năng
 

  • Thực hiện theo đề án 844 và đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ, trường Đại học Công thương TP.HCM đã triển khai các hoạt động KNĐMST từ năm 2017 đến nay. Trải qua hơn 05 năm hoạt động với phương châm đổi mới trong cách nghĩ, sáng tạo trong cách làm, Nhà trường đã đạt được những kết quả, thành tựu nổi bật được cộng đồng DN và cả xã hội công nhận và thừa nhận.
     

  • Căn cứ quyết định số 1406/QĐ-DCT ngày 01/06/2023 về việc thành lập trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trường Đại học Công Thương Tp.HCM chính thức được thành lập, viết tắt là IEC. Với tư cách là đơn vị chuyên trách trực thuộc BGH, Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ bao quát trên 03 lĩnh vực: Hoạt động Hỗ trợ Sinh viên, Kết nối doanh nghiệp; Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Các mảng hoạt động này gắn bó mật thiết với nhau và cùng hướng đến đối tượng phục vụ là SV, được thể hiện rõ 
     

  • Chức năng của trung tâm tham mưu, giúp việc cho Nhà trường trong hoạt động kết nối với doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên và đổi mới sáng tạo khởi nghiệp. Các hoạt động của trung tâm tập trung vào mở rộng, phát triển mạng lưới kết nối hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các chuyên gia, nhà đầu tư, cựu sinh viên… tạo điều kiện và môi trường để SV học tập, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp; nâng cao năng lực cá nhân về kiến thức, kỹ năng, thái độ; kết nối các nguồn lực hỗ trợ SV về tài chính, vật chất, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm, tạo động lực; xây dựng và mở rộng HST KNĐMST nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát triển các tưởng khởi nghiệp… các hoạt động của IEC tập trung thực hiện mục tiêu tạo điều kiện “sinh viên hình thành tinh thần doanh chủ, có tâm thế khởi nghiệp, có kiến thức, chuyên môn đáp ứng nhu cầu lao động trong thời đại mới; có kỹ năng, thái độ phù hợp để phát triển bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, đất nước”.
     

4. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi
 

Tầm nhìn: Đến năm 2030, trở thành đơn vị đạt tiêu chuẩn, có uy tín trong cộng đồng khởi nghiệp quốc gia; đóng góp giá trị cho sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động hỗ trợ KNST và ĐMST.
 

Sứ mệnh: Trung tâm ĐMST&KN có sứ mệnh kết nối cộng đồng, tạo điều kiện hỗ trợ người học và phát triển các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
 

Giá trị cốt lõi: Xây dựng cộng đồng - Sáng tạo giá trị - Tạo tác động xã hội

 

PHẦN 2: 
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VÀ KẾT QUẢ
 

Hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 – 2024 được triển khai tổng hợp nhiều hoạt động từ công tác tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức trong sinh viên, cán bộ, giảng viên đến hoạt động đào tạo trang bị kiến thức khởi nghiệp; kết hợp hoạt động trải nghiệm, các chương trình thực tế, các cuộc thi… nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học, cọ sát với thực tế, thị trường kinh doanh… từ đó giúp sinh viên lựa chọn, hình thành những dự án khởi nghiệp khả thi. Bao trùm các hoạt động đó, nhà trường đã xây dựng được cơ chế và nhân sự hỗ trợ công tác khởi nghiệp tại các khoa và trường, cụ thể những dự án khởi nghiệp của sinh viên khi hình thành luôn có sự đồng hành của giảng viên hỗ trợ chuyên môn; đội ngũ cố vấn, hướng dẫn là các chuyên gia, doanh nhân có nhiều kinh nghiệm thực tế; đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ tài chính, nguồn lực để hiện thực hoá các dự án. 

Hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của trường đại học Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, trải qua 07 năm hình thành và phát triển (2017 – 2024), đã được những kết quả quan trọng trọng:
 

    1. Hoạt động Câu lạc bộ ĐMST&KN và Câu lạc bộ mentoring HUIT
       

  • Phối hợp ĐTN, HSV các đơn vị trong trường xây dựng và kiện toàn hoạt động của các CLB hỗ trợ, kết nối hoạt động khởi nghiệp: Hiện nhà trường có 24 câu lạc bộ đội nhóm (trong đó có 11 câu lạc bộ và 02 đội thuộc hội sinh viên, 2 ban trực thuộc đoàn trường, 07 câu lạc bộ học thuật trực thuộc liên chi đoàn khoa, 01 câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trẻ sinh viên, 01 câu lạc bộ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, 01 CLB mentoring);
     

  • Thành lập và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ ĐMST&KN, đóng vai trò quy tụ, kết nối những SV có khát vọng khởi nghiệp và tạo điều kiện để các SV tham gia các hoạt động trải nghiệm; Thành lập và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ Mentoring HUIT, đóng vai trò hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp, tương lai cho SV nhà trường; hướng dẫn, hỗ trợ, kèm cặp các nhóm dự án KN. Hành trình Mentoring mùa 1 đã se duyên cho 26 cặp đôi Mentor – Mentee và kết nối mentor là doanh nhân coaching 1:1 cho hơn 50 dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi khởi nghiệp các cấp.
     

  1. Phát huy các nguồn lực bên trong và bên ngoài hỗ trợ hoạt động ĐMST&KN
     

  • Trung tâm ĐMST&KN cùng các đơn vị và các Khoa đào tạo, dưới sự chỉ đạo của BGH đã  phát huy hiệu quả liên kết, phối hợp với nhau trong hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;
     

  • Đã bố trí không gian chung hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại Văn phòng trung tâm, trung tâm thư viện, không gian học tập tại khu nhà AB, trung tâm thí nghiệm thực hành;
     

  • Có hoạt động kết nối cựu sinh viên trong hỗ trợ khởi nghiệp; thành lập ban liên lạc hội cựu sinh viên để tạo nguồn tài trợ cũng như hỗ trợ tư vấn chuyên môn để phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường;
     

  • Trung tâm đã có mối quan hệ hợp tác, kết nối với hơn 500 doanh nghiệp trên tất cả các ngành nghề nhà trường đào tạo; kết nối các quỹ đầu tư, doanh nghiệp, mạng lưới 200 chuyên gia đồng hành trong hệ sinh thái ĐMST&KN HUIT. Tham gia mạng lưới khởi nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đại học, cao đẳng Việt Nam (VNEI), Các làng Công nghệ Techfest VN, UBND tỉnh Kiên Giang và 07 Sở Khoa học và Công nghệ trên toàn quốc.
     

  • Hoạt động kết nối doanh nghiệp với sinh viên, ký kết hợp tác với các quỹ đầu tư, kết nối doanh nghiệp với các nhóm dự án, phát triển sản phẩm phù hợp theo từng chuyên ngành đào tạo;
     

  • Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, Talkshow, hội thảo… với mục đích giao lưu, gắn kết SV với doanh nghiệp, các tấm gương doanh nhân khởi nghiệp thành công tính từ năm 2017 đến nay đã tổ chức hơn 150 sự kiện workshop, Talkshow kết hợp online/offline cụ thể: 
     

+ Hơn 150 chương trình talkshow, workshop, hội thảo, diễn đàn; 
 

+ Hơn 75.000 lượt sinh viên được truyền cảm hứng về ĐMST&KN.
 

+ Hơn 20 chương trình thực tế, như: HUIT Startup tour, Demo Day, hội chợ triển lãm, kết nối đầu tư; 
 

+ Hơn 40 lượt chuyên gia Nhà trường tham gia các workshop, hội thảo, ... 
 

+ Truyền thông, lan toả hình ảnh nhà trường và các đối tác đến công đồng sinh viên và cựu sinh viên, cán bộ, giảng viên của HUIT và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo;
 

 Một số chương trình được tổ chức có sức hút và sự lan toả lớn như: 
 

+ Chương trình Người định hướng (Orientor) phối hợp cùng CLB doanh nhân và quản trị tổ chức workshop “Người trẻ cần gì?” (2019).
 

+ Giao lưu doanh nhân: Ươm mầm khát vọng doanh nhân (2020); Khởi nghiệp sáng tạo và trách nhiệm xã hội, Khởi nghiệp sáng tạo từ ý tưởng đến sản phẩm (2019); Chia sẻ chuyện đời chuyện nghề của Doanh nhân (2020); Những công việc hàng ngày của Doanh nhân (2021); Câu chuyện thành công của doanh nhân (2022); Hành trình khởi nghiệp cùng Shart Liên (2022); Khởi nghiệp từ ngành nghề truyền thống (2023);….
 

+ Tọa đàm Thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm ra thị trường; Tọa đàm Mô hình hợp tác xã sinh viên; Hội nghị khoa học quốc gia 844 “Kết nối startup với các tổ chức/cá nhân cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực giao thông vận tải; Chương trình HUIT Startup, Innovation Tour; Hoạt động của câu lạc bộ mentoring HUIT và hành trình mentoring mùa 1; Phát động cuộc thi sinh viên công thương với ý tưởng khởi nghiệp lần 5 năm 2024 và diễn đàn giao lưu khởi nghiệp “Đổi mới sáng tạo hướng tới tương lai xanh”.
 

    1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
       

  • Năm học 2017 – 2018: Xây dựng đội ngũ cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp, HUIT tổ chức 04 lớp TOT về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho toàn bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên có trình độ cao của trường theo chương trình Lean StarUp của IPP Phần Lan, số lượng cán bộ tham gia chương trình huấn luyện là 200 cán bộ, giảng viên;  
     

  • Năm 2019 – 2020: HUIT cử 02 giảng viên tham gia lớp TOT giảng viên nguồn công dân tích cực doanh nghiệp xã hội do Hội đồng anh phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Xây dựng học phần ĐMST&KN trong chương trình đào tạo của Trường đào tạo kiến thức Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên toàn trường;
     

  • Năm 2020 – 2021: HUIT cử 02 giảng viên tham gia khóa huấn luyện Kỹ năng cố vấn Đổi mới sáng tạo do tạp chí diễn đàn doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của VCCI. 
     

  • Năm 2022 – 2023: Tổ chức 01 lớp TOT giảng viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho 44 giảng viên và cán bộ đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp các đơn vị trong trường.
     

  • Năm 2023-2024: Tổ chức 01 lớp đào tạo đội ngũ, nhân sự cho hoạt động mentor và câu lạc bộ mentoring với hơn 50 học viên; 02 lớp đào tạo cho 26 cặp mentor và mentee; 01 khoá đào tạo nâng cao Cố vấn và hành trình mentoring cho 11 học viên là giảng viên, cán bộ nguồn của Nhà trường; 05 cán bộ Trung tâm ĐMST&KN hoàn thành các khóa đào tạo nâng cao do Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC) tổ chức theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và 11 giảng viên nguồn và cán bộ trung tâm ĐMST&KN tham gia khoá đào tạo nâng cao kỹ năng cố vấn mentoring do tạp chí diễn đàn doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của VCCI.
     

  • Từ năm 2017 đến nay HUIT đã có 400 CB,GV được tập huấn đào tạo về KN đổi mới sáng tạo, xây dựng bộ môn đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp gồm đội ngũ 15 giảng viên và 20 chuyên gia bên ngoài đạt chuẩn tham gia giảng dạy môn học dạy môn học ĐMST&KN trong chương trình chính khoá và ngoại khóa cho sinh viên và 200 chuyên gia trong hệ sinh thái đồng hành cùng các hoạt động ĐMST&KN của HUIT.
     

  1. Đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên, học viên về ĐMST&KN: 
     

  • Năm học 2017-2018: Tổ chức 01 lớp đào tạo ĐMST&KN cho 40 sinh viên đối tượng ban cán sự lớp. Kết hợp tổ chức cho sinh viên lớp học đi tham quan trải nghiệm mô hình vườn ươm hỗ trợ khởi nghiệp tại Củ chi.
     

  • Năm học 2018 – 2019: Đào tạo được 97 sinh viên, trong đó tổ chức 01 lớp đào tạo ĐMST&KN cho 42 sinh viên và phối hợp CLB doanh nhân và quản trị doanh nghiệp tổ chức 01 lớp “Nhập môn kinh doanh, khởi tạo sự nghiệp” cho 55 sinh viên.
     

  • Năm học 2019 – 2020: Đào tạo 04 lớp ĐMST&KN cho 152 sinh viên cho ra 30 ý tưởng được hình thành mô phỏng mô hình kinh doanh dự án khởi nghiệp trong lớp học.
     

  • Năm học 2020 – 2021: Đào tạo 05 lớp ĐMST&KN cho 197 sinh viên cho ra gần 40 ý tưởng hình thành mô phỏng mô hình kinh doanh dự án khởi nghiệp trong lớp học.
     

  • Năm học 2021 – 2022: Đào tạo 22 lớp ĐMST&KN cho 1.100 sinh viên cho ra hơn 200 ý tưởng hình thành mô phỏng mô hình kinh doanh dự án khởi nghiệp trong lớp học.
     

  • Năm học 2022 – 2023: Đào tạo 43 lớp ĐMST&KN cho 2.174 sinh viên cho ra hơn 400 ý tưởng được hình thành trong lớp học, làm bước nền các ý tưởng phát triển tham gia cuộc thi khởi nghiệp cấp khoa, cấp trường và các cuộc thi học thuật khác.
     

  • Năm học 2023-2024: Đào tạo 41 lớp môn học ĐMST&KN với 2.629 sinh viên trong chương trình đào tạo của nhà trường, hình thành hơn 425 ý tưởng sáng tạo trong lớp học; 04 lớp đào tạo kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo nâng cao cho 30 dự án (140 sinh viên) và 02 chương trình tham quan thực tế dành cho các nhóm dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp cấp trường năm 2023 tại Trung tâm ươm tạo DN nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM và HTX Phước Thiện tỉnh Bình Phước.
     

  • Hệ thống hoá các nguồn tài liệu phổ biến kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp đến cho sinh viên; 
     

  • Đưa học phần ĐMST&KN vào giảng dạy chính khoá, xây dựng bộ môn chuyên trách giảng dạy học phần môn học;
     

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thư viện tài liệu giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo… cho hoạt động ĐMST&KN.
     

  • Phối hợp trung tâm thông tin thư viện cập nhật bổ sung tài liệu giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo… cho hoạt động ĐMST&KN tạo điều kiện cho SV và các nhóm dự án khởi nghiệp tham khảo. 
     

  • Xây dựng khu trưng bày sản phẩm khởi nghiệp SV và sách, tài liệu tại văn phòng trung tâm ĐMST&KN. Trung tâm trở thành không gian sáng tạo, điểm đến của các SV cùng học tập, thảo luận và phát triển các ý tưởng, dự án…
     

  • Xây dựng quy định Quản lý và điều hành hoạt động ĐMST&KN;
     

  • Xây dựng cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ và khen thưởng phù hợp; 
     

  • Thành lập mạng lưới cán bộ đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp trong toàn trường.
     

  • Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là đơn vị chuyên trách thuộc trường thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
     

  • Các hoạt động truyền thông được chú trọng, đầu tư thực hiện có chiều sâu có sự đổi mới về nội dung sáng tạo trong cách trình bày, truyền tải. Nội dung phản ánh trung thực, khách quan, kịp thời các hoạt động của nhà trường nói chung và ĐMST&KN nói riêng.  Khai thác và tận dụng các thế mạnh công nghệ phục vụ công việc mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, cụ thể:
     

  • Trung tâm đã xây dựng các kênh truyền thông qua mạng xã hội (facebook, youtube, tiktok, zalo….) được khai thác, triển khai đa dạng; 
     

  • Hàng năm hơn 100 tin, bài được đăng tải, lan toả bằng nhiều phương tiện truyền thông trực thuộc trung ương và địa phương như: báo in, báo hình, báo tiếng, báo điện tử, báo giấy, mạng xã hội…;
     

  • Duy trì hoạt động giải đáp thắc mắc và hỗ trợ sinh viên 24/7 về hoạt động ĐMST&KN.
     

  • Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp” cấp trường được HUIT hợp tác với Hội đồng tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp Quốc gia khu vực Phía Nam tổ chức hàng năm thu hút đông đảo các nhóm sinh viên tham gia. Đến nay, Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp tại HUIT đã tạo lập được thương hiệu và uy tín vững chắc trong sinh viên và cộng đồng các doanh nghiệp;
     

  1.  Năm 2018 – 2019: Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp lần 1” thu hút 10 dự án tham đăng ký dự thi với 40 sinh viên và 10 giảng viên hướng dẫn đến từ các khoa Công nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán, Điện – Điện tử,…
     

  2. Năm 2020 – 2021: Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp lần 2” có 24 dự án với 88 sinh viên và 24 giảng viên hướng dẫn tham đăng ký dự thi đến từ các khoa Công nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm, Tài chính – Kế toán, Quản trị kinh doanh, … 
     

  3.  Năm 2021 – 2022: Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp lần 3” thu hút 46 dự án với 230 sinh viên và 46 giảng viên đăng ký tham gia cuộc thi. 
     

  4. Năm 2022 – 2023: Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp lần 4” thu hút 93 dự án với 500 sinh viên và giảng viên đăng ký tham gia cuộc thi.
     

  5. Năm 2023 – 2024: Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp lần 5” thu hút 123 dự án với 406 sinh viên và 46 giảng viên đăng ký tham gia cuộc thi. Trong đó có sự tham gia của 27 trường Đại học, Cao đẳng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận điều này 1 lần nữa khẳng định uy tín và chất lượng của cuộc thi.
     

Nhận xét: số lượng sinh viên và số lượng ý tưởng đăng ký tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp trường tăng qua các năm, các thành viên nhóm dự án có sự kết hợp của nhiều khoa chuyên ngành. Đặc biệt năm học 2021 - 2022 có 01 dự án được triển khai ra thực tế thành Doanh nghiệp đang tiếp tục phát triển thị trường và năm học 2022 – 2023 có 02 án nhận được đầu tư triển khai ra thực tế. Tham gia cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
 

  • Cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp CIC năm 2020” do đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức. HUIT có 02 dự án tham gia kết quả: dự án “Nền tảng công nghệ học trực tuyến Linky.vn” lọt vào top 25 cuộc thi.
     

  • Tham gia cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2022” với chủ đề “Challenge of creative startups for smart city 2022” do Nhà Văn hóa sinh viên cùng phối hợp với trường Đại học Nguyễn Tất Thành đăng cai tổ chức. HUIT có 4 dự án tham gia, kết quả: dự án dự thi “Nghiên cứu phát triển sản phẩm Kem bơ dừa” xuất sắc đạt giải 3 cuộc thi.
     

  • Tham gia cuộc thi “ Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên UNETI năm học 2022 – 2023” do trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tổ chức, HUIT có 3 dự án   tham gia trong đó có 01 dự án “The Polafoam Mỹ phẩm organic dầu dừa” lọt vào TOP 12 vòng chung kết và chuẩn bị thi chung kết vào cuối tháng 04/2023.
     

  • Cuộc thi “Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023” do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp trường Đại học Nguyễn Tất Thành với tổ chức, kết quả: 16 dự án vào vòng bán kết; 13 dự án lọt vào vòng Chung kết; 01 dự án đạt giải nhì; 04 dự án đạt giải khuyến khích và 05 dự án đạt giải phong trào.
     

  • Cuộc thi “Design Thinking Open Innovation 2023” do Làng Tư duy Thiết kế - Techfest VN tổ chức, kết quả: 13 dự án vào vòng bán kết; 5 dự án lọt vào vòng Chung kết;  01 dự án đạt giải dự án tiềm năng.
     

  • Cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao và Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM phối hợp tổ chức, kết quả: 6 dự án tham gia vòng Chung kết; 03 dự án đạt giải Khuyến khích và 01 dự án đạt giải Thuyết trình ấn tượng.
     

  • Cuộc thi “Tìm hiểu về hoạt động ĐMST - KN hợp tác xã năm 2024” do Chi cục Phát triển Nông thôn tổ chức, kết quả: 10 sinh viên tham gia; Đạt giải 3 chung cuộc.
     

  • Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo và Khởi nghiệp sinh viên UNETI” tại Hà Nội do trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức, kết quả: 3 dự án tham gia; 01 dự án đạt giải nhì.
     

  • Cuộc thi Ý tưởng và Dự án khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long lần thứ VI năm 2023, kết quả: 01 dự án tham gia; Đạt giải Khuyến khích.
    |

  • Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên UNI_Start 2023, có 01 dự án vào top 20.
     

  • Bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện, hỗ trợ 03 dự án tham gia các cuộc thi khởi nghiệp khác như: Ý tưởng khởi nghiệp - Creative idea Challenge - CiC mùa 8; Khởi nghiệp Xanh lần 9 năm 2023; Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia – TECHFESTVN năm 2023 và cuộc thi khởi nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức,…
     

  1. Năm học 2020 – 2022: Tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 3 – năm 2020 (SV_Start-up)” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. HUIT có 02 đội thi tham gia, kết quả: Dự án “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm Bananist hỗ trợ điều trị tiểu đường” lọt vào Top 15 chung cuộc. 
     

  2. Năm học 2021 –2022: Tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 4 – năm 2021 (SV_Start-up)” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.  Có 02 đội thi tham giakết quả: Dự án “Nghiên cứu phát triển Sản phẩm Bọt tắm từ Xà phòng hóa Dầu dừa” tham gia vòng bán kết và chung kết nằm trong Top 50. 
     

  3. Năm học 2022 – 2023: 
     

  • Chương trình khởi nghiệp quốc gia năm 2022 – 2023, do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. HUIT có 05 dự án tham giakết quả: Dự án Hệ thống giáo dục ảo Metaverse đạt Top 10 chung cuộc và Dự án "Symcocha - Dòng sản phẩm trà lên men Kombucha từ vỏ hạt cacao, mật hoa dừa và trái cây Việt Nam" Top 20 chung cuộc.
     

  • Cuộc thi SV_Startup lần 5 năm năm học 2022-2023:  Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 5 – năm 2022 (SV_Start-up)” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. HUIT có 05 đội thi tham giakết quả: Dự án "Symcocha - Dòng sản phẩm trà lên men Kombucha từ vỏ hạt cacao, mật hoa dừa và trái cây Việt Nam" đạt giải 3 và giải bình chọn lĩnh vực kinh doanh tạo tác động xã hội.
     

  1. Năm học 2023 – 2024:
     

- Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần VI SV_Startup” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, kết quả: 5 dự án tham gia; 01 dự án đạt giải nhì lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; 01 dự án đạt giải nhì lĩnh vực kinh doanh tạo tác động xã hội.
 

- Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, kết quả: 08 dự án tham gia; 02 dự án lọt vào TOP 20.
 

Nhận xét: Năm học 2023-2024 số lượng các cuộc thi KN SV HUIT tham gia: 12; Số lượng DA tham gia: 57; Số lượng SV tham gia: 258. Thành tích: Giải nhì: 04 giải; Giải ba: 01; Giải khuyến khích: 08; Giải phong trào: 05; Giải tiềm năng: 01; Giải thuyết trình ấn tượng: 01; 03 dự án KNST vào TOP 20 và 02 dự án KNST vào TOP 10.
 

Sau các cuộc thi, có dự án đã phát triển thành lập doanh nghiệp và sản phẩm đã có mặt trên thị trường, bước đầu đã gặt hái những thành công nhất định như:
 

  •  Năm học 2021 -2022: Dự án“Nghiên cứu phát triển Sản phẩm Bọt tắm từ Xà phòng hóa Dầu dừa” phát triển thành Công ty TNHH The Pola Foam với các dòng mỹ phẩm, dầu gội từ dầu dừa.
     

  • Năm học 2022 – 2023: Có 02 dự án được đầu tư triển khai thực tế
     

+ Dự án “Hệ thống giáo dục ảo Metaverse” được nhận đầu tư và mua dự án với số tiền 400.000 USD từ Công ty Công nghệ Tessa. 
 

+ Dự án "Symcocha - Dòng sản phẩm trà lên men Kombucha từ vỏ hạt cacao, mật hoa dừa và trái cây Việt Nam", được Công ty TNHH Nước Ép Phúc Hà nhận chuyển giao công nghệ.
 

  • Năm học 2023 – 2024: có 3 dự án trung tâm hỗ trợ giai đoạn 1 triển khai dự án trong đó có 01 dự án hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ để tiếp nhận đầu tư từ quỹ Isam, và 02 dự án đang thử nghiệm thị trường; trong đó 02 dự án đạt giải nhì cuộc thi SV_Startup và 01 dự án TOP 10 chung kết Startup wheel bảng sinh viên năm 2024. Theo kế hoạch trong năm 2024 - 2025, trung tâm sẽ tuyển chọn và ươm tạo giai đoạn tiền ươm tạo cho 05 dự án gói tiền ươm tạo của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM từ Sinh viên HUIT với ý tưởng khởi nghiệp lần 5 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo hướng tới tương lai xanh” và đang tiếp tục hỗ trợ ươm tạo, kết nối đầu tư cho 03 dự án tiềm năng của trường sau cuộc thi năm 2023 – 2024.

     

Trải qua 07 năm (2017 – 2024), hoạt động ĐMST&KN đạt được một số kết quả:
 

  • Phân công nhiệm vụ cho hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trực thuộc trung tâm tuyển sinh và truyền thông phụ trách hoạt động ĐMST&KN;
     

  • Thành lập CLB đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phối hợp cùng các câu lạc bộ đội nhóm trong trường tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; Chính thức đưa vào hoạt động câu lạc bộ mentoring  HUIT kết nối Doanh nhân, cựu sinh viên thành đạt, Hội doanh nghiệp, giảng viên với sinh viên, các nhóm dự án khởi nghiệp sinh viên;
     

  • Tạo mạng lưới kết nối hỗ trợ hoạt động ĐMST&KN (kết nối cựu SV, kết nối cộng đồng doanh nghiệp, Tham gia mạng lưới khởi nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tham gia mạng lưới trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng (VNEI)…);
     

  • TOP 10 trường Đại học nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo có thành tích 
     

  • Tổ chức 150 sự kiện workshop, diễn đàn, hội thảo,…;
     

  • 75.000 lượt sinh viên được truyền cảm hứng;
    |

  • Tổ chức các lớp TOT bồi dưỡng cho gần 400 giảng viên nguồn về ĐMST&KN;
     

  • Tổ chức 125 các lớp tập huấn, đào tạo cho 6.758 sinh viên về ĐMST&KN;
     

  • 400 dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp cấp trường và các cấp;
     

  • 01 Doanh nghiệp khởi nghiệp;
     

  • 01 Doanh nghiệp được ký hợp đồng ươm tạo của TT ươm tạo DNNNCN cao;
     

  • 01 dự án nhận đầu tư;
     

  • 01 dự án chuyển giao doanh nghiệp;
     

  • 03 dự án được tiền ươm tạo;
     

  • 01 CLB ĐMST&KN, 01 CLB mentoring;
     

  • Hợp tác + 500 đối tác 
     

  • Tỷ lệ sinh viên vừa tốt nghiệp KN/tự kinh doanh chiếm 3.6%
     

  • 40 lượt chuyên gia nhà trường tham gia trình bày các sự kiện diễn đàn workshop, hội thảo,…;
     

  • Có trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
     

  • Có không gian sáng tạo, khu trưng bày quảng bá sản phẩm khởi nghiệp kết nối đầu tư.
     

  • Xây dựng học phần ĐMST&KN vào chương trình giảng dạy chính khoá (hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn hóa giảng viên…);
     

  • Có hoạt động kết nối cựu sinh viên trong hỗ trợ khởi nghiệp; thành lập ban liên lạc hội cựu sinh viên để tạo nguồn tài trợ cũng như hỗ trợ tư vấn chuyên môn để phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường;
     

  • Hoạt động kết nối doanh nghiệp với sinh viên, ký kết hợp tác với các quỹ đầu tư, kết nối doanh nghiệp với các nhóm dự án, phát triển sản phẩm phù hợp theo từng chuyên ngành đào tạo: Ký kết hợp tác với 03 quỹ đầu tư khởi nghiệp, 03 mạng lưới CLB hỗ trợ khởi nghiệp, Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam, Sở khoa học và Công nghệ Tp.HCM (SIHUB); Trung tâm ươm tạo công nghệ cao – Đại học quốc gia Tp.HCM; và sự đồng hành cố vấn của các chuyên gia đến từ Hội đồng Cố vấn ĐMST Quốc gia (VSMS), các cá nhân, cựu sinh thành đạt và hàng trăm doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng với nhà trường trong các hoạt động hỗ trợ sinh viên.
     

LỜI KẾT
 

Trải qua chặng đường dài gần 9 năm, từ khi ĐMST&KN còn là thuật ngữ xa lạ, mơ hồ với hầu hết CB, GV và SV HUIT, đến nay nhà trường đã đạt những thành quả đáng tự hào. Từ không đã thành có và còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, ĐMST&KN không chỉ là những chương trình, hoạt động mà dần trở thành phong cách làm việc, học tập của tập thể HUIT. ĐMST&KN đã nâng cấp căn bản và toàn diện chất lượng các hoạt động trong toàn trường. Để có bầu không khí tích cực, niềm tin mãnh liệt vào các giá trị mà con đường ĐMST&KN mang lại là biết bao cá nhân, tập thể đã cống hiến hết mình, bỏ qua những lợi ích cá nhân, hy sinh cả những niềm vui và hạnh phúc cá nhân, gạt bỏ những mối quan hệ gia đình để dấn thân xây đắp cộng đồng ĐMST&KN. Một cánh én không làm nên mùa xuân nhưng ở đây chúng ta có hàng ngàn những cánh én, đàn én đang ra sức hoạt động trong lĩnh vực ĐMST&KN. Và chỉ khi có mục mục tiêu, lý tưởng cao cả trong sáng, chúng ta sẽ đạt tới bến bờ thịnh vượng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp hàng đầu trong khu vực và quốc tế.

 

Một số hình ảnh minh chứng cho các hoạt động tiêu biểu:

 

  • Hoạt động đào tạo
     

              

  • Cuộc thi
     


Dự án “Lotusleep – Phim ngậm hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên từ tim sen và thảo mộc Việt Nam” xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc SV_STARTUP lần 5 năm 2024 lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khoẻ, công nghệ làm đẹp”

Dự án “Nui gạo ăn liền Prebiotic” giành Giải nhì chung cuộc SV_STARTUP lần 5 năm 2024  lĩnh vực kinh doanh tạo tác động xã hội.
 

  • HUIT Startup Tour
     

 

  • Hội thảo, workshop, trưng bày triển lãm 
     

 

  • Hợp tác - kết nối ươm tạo
     

 

  • Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo của HUIT
     

 

  • Không gian hỗ trợ khởi nghiệp
     

 

Thông Tin Liên Hệ: 

Email:  iec@huit.edu.vn

Trang Website:  http://iec.huit.edu.vn  

 

 

 

 

Thông tin

  • Tác giả: HUIT - Trung Tâm Đổi Mới Sáng Tạo và Khởi Nghiệp