Mã số N4008: Trung tâm Giáo dục về Phát triển Bền vững Khu vực phía Nam Việt Nam cùng xây dựng một xã hội bền vững thông qua các hoạt động giáo dục
Thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ của khoa học công nghệ, đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc đề ra. Nắm bắt xu hướng này, Trường Đại học Quốc tế (ĐHQT) đã tiên phong xây dựng đề án và hợp tác cùng mạng lưới RCEs thế giới thành lập Trung tâm Giáo dục về Phát triển Bền vững khu vực phía Nam Việt Nam vào năm 2011 với sứ mệnh đồng hành và thúc đẩy các hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững nhằm đạt được các SDGs vào năm 2030.
Về Trường Đại học Quốc tế, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh:
Thành lập từ năm 2003, Trường Đại học Quốc tế (ĐHQT) tự hào là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu. Nằm trong hệ thống 7 trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo đa dạng các ngành học thuộc lĩnh vực mũi nhọn như kinh tế, quản trị, kỹ thuật công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Với triết lý giáo dục của Nhà trường đó là “TOÀN DIỆN – KHAI PHÓNG – TIÊN PHONG – HỘI NHẬP” trong đó triết lý Khai Phóng nhấn mạnh “giáo dục chú trọng giải thoát tư duy, hành vi và lối mòn để tiếp cận nhanh chóng với tinh hoa thế giới” từ đó tạo ra nhiều cơ hội mới cho sinh viên tiếp cận những nguồn kiến thức theo xu hướng của thời đại, trải nghiệm thực tiễn đảm bảo hành trang vững chắc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Logo của Trường Đại học Quốc tế
Về Trung tâm Giáo dục về Phát triển bền vững Khu vực Phía Nam Việt Nam (RCE Southern Vietnam)
Trung tâm Giáo dục về Phát triển Bền vững khu vực phía Nam Việt Nam (RCE Southern Việt Nam) là 1 trong hơn 200 trung tâm trực thuộc trung tâm RCEs toàn cầu, được Đại học Liên Hợp Quốc công nhận vào năm 2011. Tính đến hiện tại, RCE Southern Vietnam là trung tâm duy nhất của mạng lưới RCEs đặt tại Việt Nam. Năm 2021, trung tâm trở thành một mảng hoạt động chính trực thuộc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ, trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM.
RCE Southern Vietnam được thành lập với sứ mệnh góp phần đạt được các mục tiêu Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Sustainable Development) bằng cách lồng ghép 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals) của Liên Hợp quốc vào các hoạt động giáo dục và nghiên cứu tập trung ở khu vực phía Nam Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái mở trong đó các cá nhân và các bên liên quan bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức, hiệp hội cộng đồng, cơ quan khu vực phía Nam, quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với mục đích đưa Giáo dục về Phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy và các hoạt động như đóng góp bền vững xã hội và khởi nghiệp cũng như hợp tác nghiên cứu phù hợp với các mục tiêu Phát triển bền vững để góp phần tạo ra các tác động xã hội tích cực cho đất nước nói riêng và trong khu vực nói chung. Trung tâm đã đặt ra các mục tiêu cụ thể dựa trên 05 cơ sở ưu tiên hành động của lộ trình về Giáo dục Phát triển bền vững đến năm 2030 (ESD 2030 road map), cụ thể như sau:
+ Áp dụng các phương pháp tiếp cận toàn diện cho ESD, với phương châm dành cho người học là “Learn what they live, live what they learn”, để giải quyết bền vững các vấn đề xã hội ở quy mô địa phương, khu vực hoặc toàn cầu thông các cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo và các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường, con người tại trường học, địa phương. Nuôi dưỡng tư duy kinh doanh cho sinh viên nhà trường và trong khu vực thông qua việc đẩy nhanh các cuộc thi mang tính sáng tạo và đổi mới về Giáo dục Phát triển bền vững.
+ Phát triển năng lực ESD thông qua đào tạo trước và sau khi tập huấn (pre-service, in-service training) của những giáo viên.
+ Tạo cơ hội cho thanh niên, giới trẻ cơ hội được tham gia, được trao quyền và trở thành lực lượng nòng cốt.
+ Tương lai hướng đến tích hợp ESD vào chính sách giáo dục và các chính sách về Phát triển bền vững
Logo của Trung tâm về Giáo dục Phát triển bền vững Khu vực Phía Nam Việt Nam
(RCE Southern Vietnam)
Mục đích & Mục tiêu cho một tương lai bền vững
- Tầm nhìn: Với tầm nhìn xa rộng, RCE Southern Vietnam đặt mục tiêu góp phần hiện thực hóa các mục tiêu Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) bằng cách lồng ghép 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc vào mọi hoạt động giáo dục và nghiên cứu ở miền Nam Việt Nam và cả nước.
- Mục đích: Tạo ra một hệ sinh thái mở trong đó các cá nhân và các bên liên quan bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức, hiệp hội cộng đồng, cơ quan chính phủ ở miền Nam Việt Nam, quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với mục đích đưa ESD vào chương trình giảng dạy và các hoạt động như đóng góp bền vững xã hội và khởi nghiệp xã hội cũng như hợp tác nghiên cứu phù hợp với SDG để góp phần tạo ra tác động xã hội tích cực cho khu vực.
- Mục tiêu:
- Giải quyết bền vững các vấn đề xã hội ở quy mô địa phương, khu vực hoặc toàn cầu: RCE Miền Nam Việt Nam sẽ hợp tác với RCE và các bên liên quan bằng cách kết nối các thành viên IU với họ để thực hiện các dự án về chuyển giao công nghệ hoặc đào tạo. Các khoản tài trợ của dự án sẽ được tiếp cận từ chính quyền trung ương hoặc cấp tỉnh của Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức quốc tế.
- Đạt được một tương lai bền vững: RCE Miền Nam Việt Nam sẽ chủ trì vận động về mặt tư vấn, tài trợ, cố vấn, trao giải thưởng và/hoặc chứng nhận, v.v. cho các hoạt động về ESD do các câu lạc bộ Đoàn Thanh niên tại IU và khu vực tổ chức.
- Nuôi dưỡng tư duy kinh doanh xã hội cho sinh viên tại IU và khu vực: RCE Miền Nam Việt Nam sẽ đẩy nhanh các cuộc thi đổi mới về ESD và sáng tạo doanh nghiệp xã hội dành cho họ cũng như hợp tác với các giảng viên của IU để tích hợp ESD và sáng tạo doanh nghiệp xã hội vào chương trình giảng dạy của họ nhằm giải quyết những thách thức tiềm ẩn với SDG trong khi vẫn duy trì lợi nhuận cho doanh nghiệp của họ.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cá nhân và các bên liên quan về phát triển bền vững khu vực: RCE Miền Nam Việt Nam sẽ thường xuyên cập nhật thông tin và tài nguyên ESD từ mạng RCE trên các trang web, trang Facebook của mình, phổ biến chúng qua email RCE và tổ chức các hội thảo, v.v.
Đạt được tiến bộ về 17 SDG vì một thế giới bền vững hơn: RCE Miền Nam Việt Nam sẽ tham gia các diễn đàn, hội thảo trực tuyến hoặc hội nghị với mạng lưới RCE Toàn cầu để cùng hợp tác triển khai và ứng biến hiệu quả ESD nhằm thích ứng với thế giới VUCA
Đội ngũ nhân sự Trung tâm về Giáo dục Phát triển bền vững Khu vực Phía Nam Việt Nam
(RCE Southern Vietnam)
Một số hoạt động của RCE Southern Vietnam:
Các hoạt động của Trung tâm luôn theo sát lộ trình Giáo dục Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (Education for Sustainable, ESD) đến năm 2030 và khung chương trình hành động của RCE thế giới, trong có có các mục tiêu có thể kể đế như sau:
Mục tiêu số 1: Giải quyết các vấn đề của xã hội ở địa phương, khu vực và toàn cầu (To sustainably solve social issues at local, regional, or global scales)
1. Cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững – Sustainable Society Challenge” (SSC)
Trung tâm đề xuất với nhà trường phối hợp cùng Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững - Sustainable Society Challenge" cho học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM cùng với sự đồng hành của đại sứ truyền thông Hoa hậu Môi trường thế giới Miss Eco 2022 Nguyễn Thanh Hà, song hành cùng các sự kiện chính của cuộc thi, chương trình cũng mang đến các buổi tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng cho các em học sinh khi tham gia và giúp hoàn thiện dự án một cách thuận lợi nhất.
“Sáng kiến Xây dựng xã hội bền vững” là cuộc thi thường niên và tiếp nối thành công của chương trình năm 2023, trung tâm đang tiếp tục chuẩn bị và củng cố nội dung để mang cuộc thi quay trở lại vào tháng 8 năm 2024, mang đến sự đổi mới và mở rộng đối tượng tham gia đến các em học sinh Trung học cơ sở trên toàn quốc.
Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững - Sustainable Society Challenge
2. Trường Hè Xanh Hướng đến Thành phố Bền vững 2024 – Green Summer School toward Sustainable City 2024 (GSS):
Chương trình Trường hè Xanh hướng đến phát triển bền vững 2024 với chủ đề “Cần Giờ - Đô thị sinh thái bền vững" do RCE Southern Vietnam và nhà trường tổ chức. Mỗi đội tham dự sẽ được sáng tạo xây dựng huyện Cần Giờ chuyển mình thành đô thị sinh thái xanh và bền vững bằng công cụ thiết kế trên nền tảng Cities: Skylines. Chương trình dành tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa các em học sinh THPT và các anh chị đang học tập tại các trường Đại học ở TP.HCM. Trong 03 tuần chương trình diễn ra, các bạn đã được tham gia các lớp tập huấn với các chủ đề về 17 mục tiêu Phát triển bền vững, bức tranh khí hậu, học tập về đô thị và hạ tầng Xanh và đặc biệt là giao lưu lắng nghe chia sẻ từ đại sứ truyền thông của chương trình đó chính là Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc. Chuyến tham quan học tập thực tế tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, và trải nghiệm tại nông trại dừa nước của công ty VIETNIPA về sản phẩm hữu cơ làm từ cây dừa nước, một đặc sản đặc trưng của huyện Cần Giờ. Đây là sân chơi giúp các bạn tìm hiểu nhiều hơn về lá phổi xanh của thành phố Hồ Chí Minh và là huyện duy nhất có biển của thành phố.
Mục tiêu số 2: To raise awareness and responsibility of individuals and stakeholders on regional sustainable development
1. Các hoạt động nâng cao nhận thức về Phát triển bền vững thông qua chuỗi Hội thảo dành cho học sinh sinh viên “Toward ESD 2030”
Chuỗi Hội thảo nâng cao nhận thức về Phát triển bền vững được bắt đầu từ tháng 12 năm 2022 với Hội thảo chia sẻ tổng quan 17 mục tiêu Phát triển bền vững mang tên “From Us to Earth – Play a role, score a goal” với ý nghĩa mang đến những kiến thức bổ ích dành cho sinh viên, giúp các bạn có cái nhìn và hành động tích cực từ mỗi cá nhân mỗi ngày để tạo thành một thói quen tốt, góp phần hoàn thành các mục tiêu Phát triển bền vững do Liên Hợp quốc đề ra. Hơn thế nữa là chia sẻ những kiến thức này nhân rộng cho bạn bè, người thân, các thế hệ sau.
Workshop về tổng quan 17 Mục tiêu Phát triển bền vững “From Us to Earth – Play a role, score a goal"
Tháng 2 năm 2023, hợp tác cùng công ty Tetra Pak và công ty CP LAGOM Việt Nam thành lập điểm thu gom vỏ hộp giấy tại trường Đại học Quốc tế, tại buổi lễ ra mắt, các bạn sinh viên cũng đã được tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về chất liệu làm nên vỏ hộp sữa, quy trình xử lý vỏ hộp sữa giấy và các kiến thức về mục tiêu PTBV số 12 “Sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm”.
Chương trình ra mắt điểm thu gom vỏ hộp sữa giấy và Hội thảo về mục tiêu PTBV số 12 “Sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm”
Lồng ghép vào hoạt động chào đón Tân sinh viên Khóa 2023, trung tâm phối hợp cùng Hội sinh viên trường tổ chức Hội thảo “From Waste to Wonder” chia sẻ kiến thức về tái chế các rác thải nhựa, quần áo cũ, thùng carton. Hội thảo đã chào đón gần 200 bạn sinh viên đến tham dự, cùng với những chia sẻ hữu ích của công ty LAGOM Việt Nam và dự án “Tích lũy xanh”.
Ngoài ra, Trung tâm đã cùng Quỹ thiện nguyện sinh viên tổ chức hoạt động quyên góp tại trường Đại học Quốc tế. Cán bộ giảng viên, viên chức, người lao động nhà trường đã cùng nhau đóng góp và trao tặng mũ nón len, xây dựng nhà vệ sinh cho các trẻ em học sinh vùng cao tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giảng. Lồng ghép tổ chức hoạt động vui chơi, tuyên truyền về kiến thức bảo vệ nước sạch, môi trường sống xung quanh các em qua các trò chơi nhỏ.
Mục tiêu số 3: To nurture a social entrepreneurial mindset for students at IU and the region.
Hội thảo về Nông nghiệp Khởi nghiệp ĐMST
Ngày 09/5/2024, Hội thảo “Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo - Giải pháp Thúc đẩy Phát triển Nông nghiệp bền vững” được phối hợp tổ chức giữa Trường Đại học Quốc tế và Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (AHBI). Hội thảo dành cho cả sinh viên và cán bộ giảng viên trường với chủ đề về Nông nghiệp bền vững. Các thông tin xoay quanh kinh nghiệm khởi nghiệp về nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn. Thảo luận cùng các chuyên gia và nhà doanh nghiệp khởi nghiệp và chia sẻ các góc nhìn của sinh viên và giảng viên. Cụ thể, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM báo cáo tham luận về Chính sách hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo thành phố; Câu chuyện Người mang cây rau má Việt Nam chinh phục thế giới - Một mô hình khởi nghiệp nông nghiệp thành công và có tiếng vang của chị Nguyễn Ngọc Hương; Đặc biệt hơn là Giới thiệu mô hình hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao
Mục tiêu số 4: Đạt đến một tương lai bền vững (To achieve a sustainable future)
Vào ngày 08 tháng 4 năm 2024, Trung tâm RCE Southern Vietnam nhận được thư ngỏ từ Giáo sư David. B. Zandvliet, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục về Môi trường tại Đại học Simon Fraser - Canada, kiêm Chủ tịch UNESCO về Đa dạng văn hóa - sinh học và giáo dục thực hiện dự án “Đa dạng văn hóa sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn của sinh viên đại học sử dụng phương pháp Photovoice”. Dự án do ThS. John Joshu Coward - Chuyên viên Viện Nghiên cứu Giáo dục về Môi trường, đại diện Trung tâm RCE British Columbia và North Cascades tại Đại học Simon Fraser cùng chuyên viên Trung tâm RCE Southern Vietnam đồng thực hiện. Dự án diễn ra từ ngày 05/6/2024 đến 17/6/2024 với mục tiêu Nâng cao hiểu biết về góc nhìn văn hóa và bản sắc Việt Nam bằng phương pháp Photovoice (kể chuyện qua ảnh). Tập trung vào các trải nghiệm tích cực của sinh viên Việt Nam liên quan đến khía cạnh đô thị hóa, đa dạng văn hóa, du lịch và giáo dục về sự phát triển bền vững. Từ đó các dữ liệu được thu thập, tổng hợp và chia sẻ cho các sinh viên Canada để tìm ra những điểm chung về bản sắc giữa hai quốc gia.
Dự án đạt kết quả tốt đẹp nhờ vào nỗ lực từ các em sinh viên đến từ Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tham gia tích cực các buổi tập huấn về thu thập hình ảnh; khái niệm về mối liên kết giữa con người, giữa chúng ta với các yếu tố xung quanh như Môi trường (Ecosphere); Văn hóa - Xã hội (Sociosphere) và Công nghệ (Technosphere). Các em đã thu thập các bức ảnh sinh động trong khu vực Đô thị Trường Đại học Quốc gia TP.HCM và chia sẻ câu chuyện phía sau bức ảnh.
Link youtube:
Hỗ trợ nông nghiệp bền vững cho địa phương:
Thúc đẩy các phương pháp thực hành bền vững cho nền kinh tế nông nghiệp địa phương và cải thiện sinh kế của người nông dân có hoàn cảnh khó khăn trước biến đổi khí hậu: Vào ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2024, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm RCE khu vực miền Nam, do Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì gồm các đại diện của trường cùng với ThS. John Joshu Coward, Chuyên viên Viện Nghiên cứu Giáo dục về Môi trường, đại diện Trung tâm RCE British Columbia và North Cascades tại Đại học Simon Fraser, đã thực hiện một chuyến công tác nhằm kết nối các nông dân là người dân tộc thiểu số để khảo sát thực trạng sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản nhằm đưa ra giải pháp công nghệ sau thu hoạch, kết nối cung cầu vì nền nông nghiệp Việt Nam bền vững tại huyện Phan Hòa, Phan Thành – Bắc Bình, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và huyện Phan Rang-Tháp Chàm, huyện Bắc Sơn-Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Thúc đẩy các phương pháp thực hành bền vững cho nền kinh tế nông nghiệp địa phương.
Trung tâm KVMN về GDPTBV hỗ trợ canh tác nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL:
Sau thời gian nghiên cứu và xây dựng Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn trên nền tảng ứng dụng IOT, vào tháng 10/2019, Trung tâm KVMN về GDPTBV (Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM) đã đến lắp đặt và vận hành thử nghiệm Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tại khu vực trồng sầu riêng thuộc Ấp Mỹ Lương, xã Long Tiên, H.Cai Lậy, Tiền Giang, nơi đây được xem như vựa sầu riêng của tỉnh và cũng là nơi dễ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống cây trồng này. Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn được xây dựng trên nền tảng ứng dụng IOT, dữ liệu đo đạc sẽ được gửi liên tục lên server, người dân có thể theo dõi trực tiếp trên ứng dụng điện thoại hoặc trên website, qua đó kịp thời điều chỉnh chế độ tưới tiêu cho phù hợp.
Trung tâm về Giáo dục Phát triển bền vững Khu vực Phía Nam Việt Nam
(RCE Southern Vietnam) (Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM) đã đến lắp đặt và vận hành thử nghiệm Hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tại ĐBSCL.
Thông tin website: https://citt.hcmiu.edu.vn/
Thông tin
- Tác giả: Trường Đại học Quốc tế (HCMIU)