Mã số N4007: Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp – CREATIVE IDEA CHALLENGE – CiC môi trường trải nghiệm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho sinh viên, học sinh

  - Chia sẻ:    

1. Vấn đề

Theo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 (Global Innovation Index – GII 2022) của WIPO[1] thì GII của Việt Nam (VN) hiện xếp vị trí 48 trên tổng 132 quốc gia. Và là nước đứng thứ nhì về chỉ số đổi mới sáng tạo ở nhóm 29 nước có nền kinh tế thu nhập trung bình thấp (Bảng 1)

Bảng 1: Top 10 các nước xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo theo thu nhập

(Nguồn: Bảng A, Trang xxii, The Global Innovation Index 2022

Khi so sánh các chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam với Singapore (Top 10) và trung bình các nước Đông Nam Á (ĐNÁ), ta thấy được một bức tranh tổng thể về các yếu tố mạnh yếu của Việt Nam.

Hình 1: So sánh các yếu tố trong chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam với trung bình các nước năm 2022
(Nguồn: Báo cáo The Global Innovation Index 2022)

Theo Hình 1, chỉ số liên quan đến Giáo dục phổ thông, Sáng tạo tri thức, Nghiên cứu và phát triển, Hệ sinh thái bền vững là thấp hơn so với trung bình các nước ĐNÁ và thấp hơn nhiều so với Singapore. Muốn gia tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của VN và thúc đẩy hoạt động Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (KN & ĐMST), buộc VN phải có các chương trình hỗ trợ mạnh mẽ cho những hoạt động liên quan trực tiếp đến các chỉ số này. 

Sáng kiến về Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp – Creavtie Idea Challegence (CiC) được tổ chức từ năm 2016 đến nay đã góp phần tác động vào các chỉ số liên quan đến giáo dục, kích thích sáng tạo, lan tỏa tinh thần, tư duy đổi mới và góp phần nâng cao năng lực về KN & ĐMST cho sinh viên. Đặc biệt, từ CiC 2020, cuộc thi đã mở rộng đến khối Phổ thông, góp phần mạnh mẽ tác động lên tư duy và thái độ, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh, tạo nền tảng, làm tiền đề bền vững cho hoạt động KN & ĐMST cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp cho thế hệ trẻ.

Hình 2: Tạo hình CiC trong chương trình trải nghiệm khởi nghiệp

Việc tạo sân chơi về KN&ĐMST cho học sinh, sinh viên thường niên trong dịp hè được tổ chức trong 6 tháng, từ tháng 03 – 09, là dịp để học sinh, sinh viên trải nghiệm trong môi trường kinh doanh thực tế, nhằm tạo điều kiện tiếp cận và hiểu biết thị trường, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng các kỹ năng liên quan đến phát triển bản thân, tạo động lực trong nghiên cứu và phát triển trong học tập và tạo giá trị cho xã hội. Đây là sân chơi và môi trường nuôi dưỡng, phát triển năng lực KN&ĐMST cho học sinh và sinh viên

2. Giải pháp

CiC là cuộc thi được thiết kế với các nội dung và chương trình dựa vào khung năng lực về KN&ĐMST của Lackeus, 2014 (Bảng 2) phối hợp với học tập trải nghiệm, kết nối với mentor hướng tới định hướng nghề nghiệp bản thân.

Bảng 2: Khung năng lực khởi nghiệp và ĐMST CiC

Học, thay đổi nhận thức và thái độ thông qua trải nghiệm, CiC được thiết kế theo hành trình trải nghiệm thực tế với hỗ trợ từ các mentor – chính là các nhà sáng lập trẻ đạt được một số thành quả nhất định.

Hình 3: Cấu trúc nội dung của CiC

a. Nội dung chính mỗi vòng thi

  • Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Entrepreneurship), phát triển dự án vào thị trường (Go-to-market strategy) nhằm mang giải pháp để giải quyết các vấn đề trên nhiều lĩnh vực;
  • Huấn luyện đào tạo kỹ năng và kiến thức về: tư duy thiết kế (Design Thinking), tư duy phản biện (Critical thinking), tư duy lãnh đạo (Leadership) và các kỹ năng liên quan khác; 
  • Kiểm nghiệm tính khả thi của dự án (Market research); đồng thời tạo cơ hội trải nghiệm thực tế hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup journey) ; mở rộng mạng lưới kết nối nhà cố vấn (Mentors);
  • Các dự án, giải pháp khả thi được hỗ trợ ươm tạo chuyên sâu, tham gia các chương trình tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator programs) và cơ hội kết nối với các nhà đầu tư thiên thần (Angel investors).

b. Hành trình của CiC

Hình 4: Hành trình của CiC hằng năm

Bảng 3: Sản phẩm đầu ra của các vòng thi

3. Ý nghĩa

  • Giúp tạo ra nguồn nhân lực về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho Thành phố
    • Tạo ra sân chơi trải nghiệm thực tế
    • Cung cấp kỹ năng và kiến thức về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
    • Kết nối với các nhà sáng lập trẻ nhằm định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ những người trẻ tiếp nối
  • Cung cấp thêm nhiều dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Quyền lợi dành cho học sinh – sinh viên tham gia

  1. Tham gia chuỗi chương trình tập huấn kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp từ các doanh nhân và chuyên gia trong lĩnh vực; 
  2. Kiểm chứng nhu cầu thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ;
  3. Cơ hội tham gia hoạt động cố vấn khởi nghiệp (mentoring) nhằm hoàn thiện và phát triển dự án.

4. Kết quả

Sau 8 lần tổ chức, CiC đã có những thành quả và kết quả đáng kể, được tóm tắt trong bảng bên dưới.

Bảng 4: Thống kê một số kết quả đạt được từ năm 2018 - nay

Phát triển và xây dựng kênh truyền thông mạng xã hội với hơn 28.000 người theo dõi và 26.000 người thích trang. Trung bình lượt tiếp cận 5.000/bài viết.

Hình 5: Những con số ấn tượng CiC 2022

Một số nhóm dự án nổi bật từ cuộc thi CiC thành các Startup đang hoạt động

Bảng 5: Các dự án gọi được vốn mầm và phát triển từ CiC

5. Tính sáng tạo

  • Phối hợp giữa thực tế và lý thuyết. Sáng tạo trong cách thức tổ chức, truyền thông và huấn luyện, đào tạo. Chiếm tỉ trọng 6 trong 10 nội dung đổi mới sáng tạo theo khung 10 loại đổi mới sáng tạo của Larry Keeley.

Hình 6: 10 loại hình đổi mới sáng tạo theo Larry Keeley

  • CiC nằm trong hệ thống các chương trình Hỗ trợ, Ươm tạo Khởi nghiệp của IEC[2]. Do đó, sau cuộc thi các nhóm sẽ được tiếp tục hỗ trợ, ươm tạo, kết nối với các nguồn lực cần thiết để phát triển sản phẩm, dự án, đưa ra thị trường

Hình 7: Vị trí của CiC trong hệ thống các chương trình khởi nghiệp của IEC

Hình 8: Giám khảo chọn Top bảng Tiếng Anh năm 2022

Tạo môi trường trải nghiệm về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thông qua các hoạt động liên tục làm việc với mentor, chuyên gia, huấn luyện viên hướng tới kiểm chứng được mô hình, sản phẩm, dịch vụ của dự án.

Hình 9: Chương trình giả lập kinh doanh, trải nghiệm thực tế trong Bootcamp CiC

Hình 10: Chương trình Bootcamp CiC 2022

  • Trải nghiệm để nâng cao năng lực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Hình 11: Thí sinh tham gia Hành trình doanh nhân trong CiC 2020

6. Hiệu quả kinh tế

Nhiều dự án khởi nghiệp, gọi vốn thành công (Bảng 5) sau mỗi cuộc thi vẫn tiếp tục vận hành là một trong số điểm sáng của CiC. Sau 3 năm, số lượng doanh nghiệp đã hình thành sau mỗi mùa là hơn 10 doanh nghiệp, có một số đã phát triển bền vững như InutPlatform, Shub, LangF, EmolyzeTech, Funimart, Blake (Techtra), RFThing.

Hình 12: Chương trình trải nghiệm thực tế trong Bootcamp CiC 2022

Các ý tưởng và dự án (Bảng 4) ngày càng đa dạng, hướng tới cộng đồng, phát triển bền vững như chuyển đổi số, chuyển đối xanh. Một số dự án tiếp tục phát triển trong cuộc thi, đã có doanh thu thực.

7. Sức tác động

Thí sinh đã tiếp cận kiến thức khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo qua các năm (Bảng 4) tăng lên đáng kể, trung bình mỗi năm tiếp cận hơn 600.000 lượt, CiC trở thành cuộc thi lớn không chỉ của TP.HCM mà là của cả nước. Với đa dạng các thí sinh, mỗi năm có hơn 700 sinh viên, học sinh từ các vùng miền trong toàn quốc tham gia. Từ học sinh, sinh viên đến phụ huynh, thầy cô giáo, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đào tạo đều biết đến CiC và đồng hành cùng thí sinh tham dự.

Hình 13: Học sinh, Sinh viên tham gia Tập huấn khởi nghiệp Vòng 2 – CiC 2023

Nhờ số lượt tiếp cận lớn trên cả các kênh truyền thông, online, offline và kể cả báo trí, với hơn 40 tờ báo, 50 bản tin hỗ trợ đưa tin mỗi mùa, CiC đã góp phần vào sứ mạng lan tỏa tinh thần và tư duy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho sinh viên và học sinh. Đóng góp tích cực vào các chỉ số đổi mới sáng tạo của Thành phố và của đất nước.

Hình 14: Thống kê về số lượt tiếp cập trên page CiC trung bình/tháng

8. Một số thông tin thêm về CiC

  • Tổng hợp các Clip về CiC qua các năm:

Năm 2022: https://urlis.net/CiC2022

Năm 2021: https://urlis.net/CiC2021

Năm 2020: https://urlis.net/CiC2020

Năm 2019: https://urlis.net/CiC2019

Năm 2018: https://urlis.net/CiC2018

Năm 2017: https://urlis.net/CiC2017

 

[1] World Intellectual Property Organization, tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế, là diễn đàn toàn cầu về dịch vụ, chính sách, thông tin và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với 193 quốc gia thành viên, được thành lập năm 1967

[2] Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC)

 

Thông tin

  • Tên công ty: TRUNG TÂM KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐHQG – HCM (IEC)