Mã Số N2099: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG STEM HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 8

  - Chia sẻ:    

 

Thực hiện CV 3089/ BGDĐT- GDTrH của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 14 tháng 8 năm 2020. V/v triển khai thực hiện giáo dục Stem trong giáo dục trung học.  

 

Ở trường THCS Phong Phú hàng năm giáo viên điều được cử tham gia các lớp bồi dưỡng về giáo dục Stem. Giáo viên đã và đang áp dụng triển khai dạy học theo chủ đề Stem ở các môn nhưng thực tế dạy học cho thấy,tính hiệu quả của hoạt động giáo dục Stem trong trường vẫn chưa cao, học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng thuộc lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán để giải quyết vấn đề thực tiễn hoặc tạo ra sản phẩm phù hợp với thực tế chưa nhiều. Khi tiến hành khảo sát nhanh với tổng số 65 giáo viên đang công tác tại trường kết quả như sau:

 

 

Hoạt động

 

   Đã tham gia

 

Chưa tham gia

 

Tham gia khóa tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục Stem

 

 

   35

 

 

 

 53,9%

 

 

   30

 

 

    46,1%

 

 

    Triển khai dạy học chủ đề stem

 

 

     4

 

 

  18,5%

 

 

    53

 

 

   81,5% 

 

Kết quả cho thấy, số lượng giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục STEM chiếm trên 50%. Điều này cho thấy, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục Stem và có nhu cầu tìm hiểu, áp dụng giáo dục Stem trong dạy học. Tuy nhiên, số lượng giáo viên triển khai dạy học theo chủ đề Stem còn rất thấp chỉ 18,5%. Điều này phản ánh sự tự tin và sẵn sàng của giáo viên về áp dụng giáo dục STEM trong dạy học còn rất thấp.  

 

Công nghệ (Technology) là môn học luôn đi đầu khi thực hiện đổi mới dạy học tích hợp Stem. Chương trình công nghệ 8 năm học 2023-2024 năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ giáo dục. Hiện tại, trường THCS Phong Phú đang sử dụng đầu sách Chân trời sáng tạo. Nội dung chương trình có hơn 50% tiết học liên quan đến thiết kế thực hành thuộc về các lĩnh vực Vẽ kỹ thuật, Cơ khí, kỹ thuật điện, thiết kế kỹ thuật. Dạy học chủ đề Stem lại càng quan trọng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp ứng dụng Stem hiệu quả trong giảng dạy môn công nghệ 8” để cùng chia sẻ một số biện pháp tôi đã thực hiện tại đơn vị đang công tác.

 

Tôi sử dụng đề tài “Một số giải pháp ứng dụng Stem hiệu quả trong giảng dạy môn công nghệ 8” trong quá trình dạy chủ đề Vẽ kĩ thuật, Cơ khí và chủ đề Kỹ thuật điện trong chương trình công nghệ 8 theo chương trình GDPT 2018.

 

Cơ sở lý luận  

 

Cùng với mục tiêu phát triển năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh, giáo dục STEM được đưa vào chương trình thông qua các hoạt động giáo dục, tích hợp các lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Toán học (Maths) và một số môn học và lĩnh vực giáo dục có đặc điểm nội dung phù hợp. Thông qua hoạt động học tập trải nghiệm, học tập dự án, học sinh hiểu được tầm quan trọng của kiến thức, kĩ năng đồng thời phát triển các năng lực trong lĩnh vực Stem 

 

Thực trạng  

 

 Thuận lợi: Được sự quan tâm của tổ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trường tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ, tiếp cận sáng tạo với các phương pháp giảng dạy mới. 

 

 Khó khăn: Một số thiết bị thực hành chữa được trang bị đầy đủ. Học sinh chưa tích cực chủ động hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. Kỹ năng thực hành của học sinh còn hạn chế, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện giảng dạy chương theo GDPT 2018

 

Giải pháp

 

Xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp STEM

 

Để tiết học trải nghiệm sáng tạo phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng nhất là các khâu chuẩn bị, lên ý tưởng. Bước lên lớp chính là buổi nghiệm thu, báo cáo kết quả.

 

Xây dựng kế hoạch bài dạy Stem là xây dựng các hoạt động trong quá trình dạy  học. Tôi xây dựng kế hoạch gồm 5 hoạt động chính:

 

Hoạt động 1. Xác định vấn đề thực tiễn cần giải quyết

 

Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề thông qua các hoạt động thực tiễn cuộc sống xung quanh, hoặc xác định vấn đề từ những tình huống khó khăn của học sinh.

 

Một số gợi ý xác định vấn đề dạy học Stem theo từng chủ đề trong chương trình công nghệ 8 năm học 2023 - 2024

 

Tên chủ đề

Một số yêu cầu cần đạt  theo thông tư 32

Định hướng Stem

Vẽ kĩ thuật

Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể

Vẽ hình chiếu các khối hình học có trong lớp học

Cơ khí  

-Nhận biết được một số vật liệu cơ khí đơn giản  

 

-Dự án: Thiết kế và lắp ráp mô hình cánh tay rô bốt thủy lực

- Thực hiện 1 sản phẩm trang trí lớp học từ vật liệu phi kim loại

-Thiết kế cần cẩn vận chuyển hàng hóa bằng thủy lực

Kỹ thuật điện

-Biết một số nguyên nhân gây tai nạn điện  

 

 

-Thực hiện Poster tuyên truyền về nguyên nhân gây tai nạn điện từ đó có biện pháp phòng tránh tai nạn điện

 

-Lắp ráp được các mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng một mô đun cảm biến: Mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm 

- Lắp mạch điều khiển tự động bật đèn khi trời tối. Mạch điều khiển tự động bật quạt khi nhiệt độ tăng cao. Mạch điều khiển tưới cây tự động,

Thiết kế kỹ thuật

Dự án thiết kế mô hình bồn rửa tay tự động  

-Thực hiện Máy rửa tay khử khuẩn tự động 

 

Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế 

 

   - Học sinh dựa vào sách giáo khoa, tài liệu tham khảo sự hướng dẫn của giáo viên để tìm hiểu nội dung cơ bản theo chủ đề đã được xác định. Về cấu tạo, tính chất, ứng dụng….

 

   - HS thảo luận nhóm và đề xuất các giải pháp nghiên cứu thiết kế sản phẩm, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cần thiết.

 

Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp khả thi, xây dựng kế hoạch thực hiện

 

- Các nhóm học sinh lựa chọn giải pháp khả thi, dễ dàng thực hiện, ít tốn kèm, phát huy tính sáng tạo. 

 

Thảo luận nhóm xây dựng kế hoạch, phân công, vẽ phát họa sản phẩm

 

Hoạt động 4. Tiến hành thực hiện sản phẩm, đánh giá

 

- Làm việc nhóm theo nhiệm vụ đã được phân công trong kế hoạch dưới sự hướng dẫn, góp ý của giáo viên

 

- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá quá trình học tập của cá nhân và của nhóm

 

Yêu cầu học sinh tự nhận định kết quả đã thực hiện. So sánh kết quả của nhóm với các nhóm khác trong lớp

 

Hoạt động 5. Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

 

Học sinh đại diện nhóm trình bày, nhóm trưng bày sản phẩm đã thực hiện.

 

- Nếu áp dụng vào thực tiễn, sản phẩm của nhóm cần phải điều chỉnh như thế nào 

 

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch chủ đề Stem cần chú ý đến 6 tiêu chí sa

 

  • Tiêu chí 1: Chủ đề STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn
     
  • Tiêu chí 2: Cấu trúc chủ đề STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật
     
  • Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học chủ đề STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm
     
  • Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức chủ đề STEM lôi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến tạo
     
  • Tiêu chí 5: Nội dung chủ đề STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học kỹ thuật và toán mà HS đã và đang học
     
  • Tiêu chí 6: Tiến trình chủ đề STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập  
     

Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch Stem của nhóm.

 

Để hoạt động dạy Stem hiệu quả bên cạnh phát huy các ưu điểm của dạy học truyền thống cũng cần học sinh thấy được vai trò của thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống mang lại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh.

 

Các em học sinh phải có sự kết nối các thành viên trong tổ nhóm khi thực hiện ở ngoài trường, nên cần tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm để đảm bảo thành quả của sự hợp tác nhóm. Các em khi hoạt động ngoài không gian trường học với điều kiện địa lý xa việc triển khai kế hoạch phải thực hiện trên nền tảng mạng xã hội. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập kế hoạch Stem như sau:

 

- Lập nhóm (Có thể trên nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo), đề cử nhóm trưởng.

 

- Cho học sinh thảo luận và các thành viên xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn. Thông báo kế hoạch lên nhóm cho các thành viên, đặt các cột mốc thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ cụ thể như: Chọn chủ đề, tên sản phẩm, tên thành viên nhóm, phân công nhiệm vụ từng thành viên dựa trên năng lực cá nhân, sở trường sao cho hợp lý nhất. Thực hiện mẫu kế hoạch Stem. (Đính kèm phần phụ lục)  

 

- Gợi ý nhóm phân công học sinh tham gia thuyết trình sản phẩm và thay đổi thành viên thuyết trình sau mỗi chủ đề để rèn khả năng tự tin trước đám đông, tránh chỉ tập trung vào số ít học sinh năng động của lớp, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên chưa tự tin trong nhóm. 

 

Luôn đồng hành và chia sẻ

 

- Khi chúng ta muốn lớp học hoặc trường học thành một không gian, nơi đó học sinh được học tập thông qua những trải nghiệm sâu sắc và thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của học sinh thì thực sự là điều vô cùng khó. Đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp cận sự tiến bộ của khoa học công nghệ để luôn là người bạn thân thiết của các em trong học tập cũng như trong cuộc sống.

 

- Để thực hiện một nhiệm vụ được giao ắt hẳn các em sẽ gặp không ít khó khăn, sai sót với vai trò là giáo viên phụ trách bộ môn phải luôn đồng hành cùng các em giải đáp thắc mắc, xử lý giúp các em những khó khăn khi thực hiện công việc theo sự phân công của nhóm. Các em có thể gặp trực tiếp giáo viên tại trường, họp nhóm thông qua Google Meet, Zalo, Messenger….Chính sự đồng hành và chia sẻ ấy sẽ giúp cho giáo viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm, thấy được những giá trị mới, thắp sáng lên ngọn lửa đam mê với nghề nghiệp, thấy tự hào về công việc mà giáo viên chúng ta đang làm.

 

Tham mưu với lãnh đạo nhà trường 

 

-Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc thành lập các câu lạc bộ STEM, câu lạc bộ khéo tay kĩ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các tổ nhóm chuyên môn. Xây dựng thời khóa biểu hoạt động cho các câu lạc bộ. Bên cạnh đó nhà trường cần có hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo viên, học sinh có những

 

đóng góp cho sự phát triển phong trào dạy học STEM của đơn vị.

 

Tham mưu kịp thời về cơ sở vật chất trang thiết bị của các nhà trường để đáp ứng nhu cầu cho giáo viên ứng dụng Stem hiệu quả vào giảng dạy. Như các mạch mô đun

 

cảm biến khi thực hiện chủ đề Kỹ thuật điện phần Lắp mạch điện điều khiển.

 

Kết quả đạt được

 

Thực hiện giải pháp trong năm học 2023 – 2024 về chất lượng điểm trung bình môn cả năm:

 

 

Kỹ năng thực hành nhóm của học sinh ở môn công nghệ 8 được nâng cao, các em tự tin hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới của bộ môn.  

Học sinh tham gia tiết học sôi nổi tích cực hơn. Nhiều sản phẩm được tạo ra phục vụ được một số nhu cầu cần thiết của các em

Sau khi thực hiện giải pháp có nhiều học sinh yêu thích bộ môn tích cực tham gia các phong trào KTKT cấp trường, cấp huyện, nhiều học sinh đăng kí tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.

Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các hội thi khéo tay kĩ thuật cấp huyện năm 2023-2024 nhóm Công nghệ đạt 8 giải trong đó có 3 học sinh tham gia hội thi khéo tay kỹ thuật cấp Thành phố.

Bản thân giáo viên đạt giải ba cấp huyện, giải nhì cấp thành phố hội thi thiết kế chủ đề dạy học tích hợp - STEM trong trường trung học năm học 2023 – 2024.

 

 Một Số Hình Ảnh Của Học Sinh

 

 

 

Thông Tin Liên Hệ:    Email: thao.trang05b@gmail.com

 

Thông tin

  • Tác giả: Đặng Thị Thảo Trang