Mã số N2082: Biện pháp phát triển thẩm mỹ rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

  - Chia sẻ:    


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Hãy để âm nhạc cất lên, như lời mẹ ru êm đềm
 

Mỗi nốt nhạc, mỗi bài hát, là một bài học yêu thương.
 

Trong thế giới âm nhạc, trẻ thấy mình được tự do
 

Và mỗi bản nhạc chậm rãi, dạy bé kiên nhẫn, chờ đợi.
 

Khi âm nhạc vang lên, lòng trẻ thêm phong phú,
 

Những ước mơ xinh đẹp, trong sáng như bình minh.
 

Âm nhạc - ngôn ngữ của tình yêu và sự sống,
 

Mang lại niềm vui, sự bình yên cho tâm hồn trẻ thơ .
 

Trong công tác chăm sóc và giáo dục hiện nay, việc nuôi dưỡng và phát triển các kỹ năng cho trẻ từ sớm trở nên hết sức quan trọng. Đối với trẻ em 5-6 tuổi, giai đoạn này không chỉ là thời kỳ vàng để hình thành nhân cách mà còn là cơ hội để phát triển các kỹ năng cơ bản, trong đó có kỹ năng vận động theo nhạc. Vận động theo nhạc được chia ra làm 2 dạng chính: Gõ đệm và vận động minh họa. Một trong hai dạng trên, tôi thấy kỹ năng vận động của trẻ còn yếu, cần phải được rèn luyện nhiều đó là kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm.
 

Kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm không chỉ giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn, tập trung mà còn phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc và nhịp điệu, từ đó hỗ trợ sự phát triển trí tuệ và cảm xúc. Trong một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, việc này càng trở nên quan trọng khi mỗi trẻ được khuyến khích phát triển theo khả năng và sở thích cá nhân của mình, không bị gò bó bởi những chuẩn mực chung. Kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình, đồng thời phát triển khả năng phối hợp giữa thính giác và vận động, là yếu tố then chốt trong việc học các kỹ năng phức tạp hơn sau này.
 

Việc phát triển kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ và toán học của trẻ, do sự liên kết chặt chẽ giữa âm nhạc, toán học và ngôn ngữ. Điều này càng làm tăng giá trị của việc chọn đề tài này để nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn giáo dục.

 

Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển thẩm mỹ rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là một bước đi quan trọng trong việc hình thành và phát triển thẩm mỹ cần thiết cho trẻ. Là một đề tài đáng được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng, với hy vọng mang lại những lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ.
 

    * Thực trạng:
 

+ Thuận lợi:
 

- Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động, đảm bảo an toàn cho trẻ. 

 

- Lớp học sạch sẽ, khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. 

 

- Bản thân có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

 

- Trẻ có cùng độ tuổi nên sự nhận thức của trẻ khá đồng đều. Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào hoạt động âm nhạc.

 

- Luôn được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ.

 

+ Khó khăn:

 

- Khả năng chú ý có chủ định, tập trung của một số trẻ còn hạn chế: Trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc còn chậm, chưa biết gõ vào đúng ô nhịp. Nguyên nhân do một số trẻ hạn chế về ngôn ngữ, chậm nói, phát âm chưa chuẩn, trẻ mới đi học.

 

 II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Biện pháp 1: Tìm hiểu khả năng thực hiện kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm của trẻ.

 

Việc tìm hiểu khả năng thực hiện kỹ năng vận động tiết tấu chậm là bước đầu tiên cần thiết để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển âm nhạc và toàn diện của trẻ mầm non vì:

 

+ Hiểu biết về phát triển trẻ: Mỗi trẻ có những khả năng và mức độ phát triển khác nhau. Việc tìm hiểu giúp nhận biết được mức độ phù hợp của các hoạt động âm nhạc với từng đứa trẻ.

 

+ Xác định phương pháp giáo dục: Khi hiểu được khả năng của trẻ, giáo viên có thể thiết kế các bài học và hoạt động âm nhạc phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

 

+ Thúc đẩy sự tham gia: Trẻ sẽ tham gia tích cực hơn khi hoạt động được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của chúng, từ đó tăng cường hứng thú và sự tập trung.

 

+ Đánh giá tiến bộ: Việc theo dõi khả năng thực hiện kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm giúp đánh giá sự tiến bộ của trẻ, cho phép điều chỉnh phương pháp giảng dạy khi cần thiết.

 

Do đó tôi đã khảo sát và tìm hiểu kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm từng trẻ thu được kết quả như sau:

 

- Bảng khảo sát kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ ở lớp.

 

Nội dung khảo sát

Trẻ đạt

Trẻ chưa đạt

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Chăm chú, lắng nghe hưởng ứng cảm xúc.

9/27

33,33%

18/27

66,67%

Vận động theo tiết tấu chậm.

8/27

29,63%

19/27

70,37%

Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra tiết tấu chậm.

3/27

11,11%

24/27

88,89%

Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu chậm.

5/27

18,52%

22/27

81,48%

 

Biện pháp 2: Lập kế hoạch và xây dựng giáo án rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm của trẻ.

 

Việc lập kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và xây dựng giáo án rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm của trẻ giúp trẻ: 

 

-  Phát triển nhận thức âm nhạc: Kỹ năng vỗ tiết tấu chậm giúp trẻ nhận biết và phản ứng với nhịp điệu, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển âm nhạc sau này.

 

- Cải thiện khả năng tập trung: Việc theo dõi và duy trì tiết tấu đòi hỏi sự tập trung cao độ, từ đó cải thiện khả năng tập trung chung cho trẻ.

 

- Tăng cường kỹ năng nghe: Vỗ tiết tấu chậm giúp trẻ luyện tai nghe và phân biệt các âm thanh, nhịp điệu khác nhau.

 

- Phát triển cảm xúc và xã hội: Âm nhạc có thể kích thích cảm xúc, giúp trẻ thể hiện và chia sẻ cảm xúc của mình, đồng thời học cách tương tác và làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động nhóm. 

 

- Hỗ trợ phát triển vận động: Vỗ tay theo nhịp giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh và phối hợp giữa tay và mắt.

 

Với những lợi ích đã nêu trên tôi đã tiến hành như sau:

 

+ Lập kế hoạch: 

 

- Xác định mục tiêu: Đặt mục tiêu cụ thể cho từng tuần và tháng.

 

Ví dụ: Trẻ có thể vỗ theo tiết tấu chậm của một bài hát cụ thể: “Nhà của tôi”.

 

- Liệt kê các hoạt động: Tạo danh sách các hoạt động và bài tập giúp trẻ phát triển kỹ năng này, như vỗ tay theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc hoặc tập theo đoạn phim.

 

- Lên kế hoạch theo tháng/tuần: Phân chia các hoạt động đã liệt kê vào từng tháng/tuần, đảm bảo sự đa dạng và phù hợp với khả năng của trẻ.

 

- Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Đánh giá mức độ khó của mỗi hoạt động và sắp xếp chúng theo thứ tự từ dễ đến khó, giúp trẻ tiến bộ dần dần.

 

- Phân bổ nguồn lực: Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết như nhạc cụ, âm nhạc và không gian yên tĩnh để trẻ có thể tập trung.

 

- Triển khai và theo dõi: Bắt đầu triển khai kế hoạch và theo dõi sự tiến bộ của trẻ, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để phù hợp hơn.

 

- Đánh giá và điều chỉnh: Cuối mỗi tháng/tuần, đánh giá sự tiến bộ và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với khả năng và sở thích của trẻ.

 

Xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch tuần

 

+ Xây dựng giáo án: 

 

- Chuẩn bị giáo án: Mỗi tuần, giáo viên chuẩn bị giáo án với các hoạt động phù hợp, bao gồm mục tiêu, nội dung hoạt động, phương pháp và cách đánh giá.

- Sử dụng các bài hát có tiết tấu chậm: Chọn lựa các bài hát phù hợp với khả năng của trẻ, có tiết tấu chậm và rõ ràng để trẻ dễ dàng theo dõi. 

 

 

- Tổ chức các trò chơi âm nhạc: Các trò chơi như “Đi tìm nhịp điệu” hoặc “Nhạc sĩ nhí” giúp trẻ học một cách vui vẻ và tự nhiên và rèn luyện kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm đa dạng phong phú ứng với trò chơi. 

 

- Phản hồi và khích lệ: Đưa ra phản hồi tích cực và khích lệ trẻ nhất là khi trẻ thể hiện sự tiến bộ dù là nhỏ. 

 

- Đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự tiến bộ của trẻ cuối ngày để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp, đảm bảo trẻ không cảm thấy quá tải. 

 

Giáo án vận động theo tiết tấu chậm “Nhà của tôi”

Khi lập kế hoạch, hãy nhớ rằng không chỉ là rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu chậm mà mục tiêu cuối cùng là giúp trẻ phát triển toàn diện. Mỗi trẻ phát triển theo nhịp độ riêng của mình và quan trọng nhất là tạo ra môi trường vui vẻ và khích lệ sự trải nghiệm, học hỏi.

 

Biện pháp 3: Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ vận động theo nhạc.

 

+ Tạo môi trường:

 

Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ 5-6 tuổi rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường mầm non. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 5-6 tuổi, rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc vận động theo tiết tấu chậm cần tạo ra một môi trường âm nhạc hấp dẫn thì trẻ hứng thú tham gia vào vận động.

 

Muốn tạo được môi trường âm nhạc gây hứng thú cho trẻ cần phải đưa ra các cách trang trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi… xung quanh lớp sao cho hợp lý, tạo nhiều không gian mở cho trẻ giúp trẻ vận động linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc của trẻ. 

 

Môi trường hoạt động âm nhạc

 

+ Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc:

 

- Tùy thuộc vào các hình thức vận động của trẻ mà cô đã chuẩn bị những đồ dùng dụng cụ phù hợp với trẻ như đàn Organ, tivi, đầu đĩa, vi tính. Vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ báo, lịch… có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. Chuẩn bị đồ chơi âm nhạc vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với hoạt động của trẻ. Đồ chơi âm nhạc gồm có:

 

* Đồ chơi có sẵn: Trống lắc, gáo dừa, phách tre, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục…

 

* Đồ dùng điện tử: Loa, đàn.

 

* Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi.

 

Ví dụ:

 

+ Tận dụng những đoạn tre già để làm phách tre.

 

+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.

 

+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc., làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ, vỏ hộp sữa làm trống cơm.

 

Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.

 

Dụng cụ âm nhạc

 

Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ qua các hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ

 

+ Ổn định:

 

Giúp trẻ ổn định và gây hứng thú cho trẻ vào các hoạt động tiếp theo. Trò chơi “Trời nắng trời mưa” vừa vui nhộn vừa tạo tình huống dẫn vào bài hát “Nhà của tôi” một cách nhẹ nhàng.

 

Cô cho trẻ nhỏ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”

 

+ Hoạt động 1:

 

Trẻ đoán tên bài hát: Giúp trẻ nhớ lại giai điệu bài hát “Nhà của tôi” và cùng nhau hát theo nhạc.

 

Cô cho trẻ cùng hát “Nhà của tôi”

 

Ở hoạt động dạy vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ tôi luôn nhấn mạnh việc làm mẫu vận động của cô giáo hoặc của trẻ. Vì làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ phát triển tri giác toàn vẹn. 

 

Đầu tiên tôi khai thác kinh nghiệm ở trẻ. Yêu cầu trẻ lên phân tích vỗ theo tiết tấu chậm như thế nào? Sau đó trẻ thực hiện mẫu cho các bạn xem.

 

Trẻ phân tích và thực hiện vận động vỗ tiết tấu chậm

 

Để trẻ hiểu rõ và nắm cách vỗ thì tôi thực hiện lại cho trẻ xem đồng thời giải thích cho trẻ hiểu cách vận động đó: 

 

Trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát và giúp trẻ sửa sai.

 

Cô cho trẻ cùng thực hiện vận động vỗ tiết tấu chậm

 

Để tạo sự hứng thú, tích cực vận động theo nhạc. Tôi tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc dưới nhiều hình thức:  

 

+ Cả lớp vận động vỗ tiết tấu chậm.

 

+ Cá nhân.

 

+ Theo nhóm vận động.  

 

Khi trẻ thực hiện nhóm, tôi sẽ quan sát cho trẻ vào một nhóm tùy theo khả năng trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

 

 Trẻ thực hiện cá nhân

 

* Vận động sáng tạo theo tiết tấu chậm: 

 

Sau khi trẻ thuần thục kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm, tôi luôn khuyến khích trẻ kết hợp với vận động bằng cơ thể như: đầu, tay, chân, thân mình, vai.

 

Trẻ sáng tạo vận động theo tiết tấu chậm trên cơ thể

 

Nâng cao độ khó trong vận động theo tiết tấu chậm là phối hợp với bạn. Ở đầu năm kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm ở trẻ chưa cao nên tôi chỉ dừng lại việc trẻ vận động cùng bạn 1-1.

 

Sáng tạo vận động theo tiết tấu chậm thực hiện cùng bạn

 

* Vận động theo tiết tấu chậm bằng việc sử dụng dụng cụ âm nhạc: 

 

Những dụng cụ tạo âm thanh đa dạng, gần gũi sẽ giúp trẻ thích thú khám phá, sử dụng và tận hưởng niềm vui khi sử dụng kết hợp với nhạc và lời ca. Tôi sắp xếp các loại dụng cụ âm nhạc ở phía trên, trẻ về nhóm sau đó bốc thăm các dụng cụ mà trẻ vận động. Đây là một hình thức giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú và tham gia tích cực hơn.

 

 

Từng nhóm sử dụng dụng cụ vận động theo tiết tấu chậm

 

+ Hoạt động 2:

 

Hoạt động 1 trẻ đã được vận động nhiều nên ở hoạt động này tôi chọn hoạt động nghe giúp trẻ cân bằng giữa các hoạt động.

 

Cho trẻ nghe nhạc và cảm nhận giai điệu bài hát “Vòng tay ba mẹ”.

 

Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật.

 

Từng nhóm sử dụng dụng cụ vận động theo tiết tấu chậm

 

Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ qua các hoạt động khác trong ngày

 

+ Vận động theo nhạc ở giờ đón trả trẻ:

 

Vào mỗi buổi sáng, khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ một khác nhau. Đó là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. Lúc này trẻ được nghe những bài hát có chủ đề về trường, lớp, bạn bè thì trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn, ấm áp hơn và thích đến trường hơn. Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ 

 

Ví dụ: 

 

+ Giờ đón trẻ cô và trẻ cùng vận động theo nhịp một số bài hát có thể trẻ biết hoặc chưa biết để trẻ cảm thấy vui tươi khi đến lớp như bài hát: “Chào ngày mới”, “Ngày vui của bé”….

 

+ Giờ trả trẻ cô và trẻ cùng vận động theo tiết tấu chậm một số bài hát về gia đình bé: “Đi học về”, “Cả nhà đều yêu”… để trẻ khi ra về với cha mẹ cảm nhận niềm vui khi đến lớp, dần dần hình thành ở trẻ phát triển tốt về thính giác. 

 

Ngoài động tác vận động theo tiết tấu chậm còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình. Còn có nhiều bài hát cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: Như bài “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn cho trẻ biết cô giáo là người chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động cho trẻ nghe và hát các bài hát để trẻ cảm nhận giai điệu và nhịp điệu bài hát để giúp trẻ dễ dàng vận động theo tiết tấu chậm.

 

+ Vận dụng vào hoạt động thể dục sáng:

 

Hoạt động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao, trẻ rất hứng thú tham gia, giúp giáo viên giảm mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng. Các bài hát, bản nhạc tôi thường chọn cho thể dục sáng thường có nhịp vừa phải giúp trẻ cảm nhận tiết tấu chậm qua từng động tác thể dục. Từ đó thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện kích thích trẻ hứng thú, sảng khoái bước vào một ngày mới.

 

Bé tập thẻ dục sáng trên nền nhạc

 

+ Ở hoạt động ngoài trời:

 

Trong khoảng thời gian trẻ chơi tự do thì âm nhạc nhẹ nhàng, êm dịu giúp trẻ thoải mái, bớt căng thẳng và thích thú tham gia vào các trò chơi. 

 

Ví dụ: “Nhảy vòng theo tiết tấu”, “Tai ai thính”, “Vận động theo hình”,.... nhất là khi trẻ thi đua với nhau, âm nhạc sinh động sẽ kích thích trẻ cố gắng thi đua giành phần thắng về mình. Từ đó giáo dục cho trẻ tính kỷ luật, ý thức tự giác, tính kiên trì, cố gắng đạt kết quả. 

 

+ Hoạt động vui chơi:

 

- Tổ chức cho trẻ chơi các góc mà trẻ yêu thích.

 

Ví dụ: Trẻ chơi góc âm nhạc giáo viên cho trẻ vận động theo tiết tấu chậm cô chú ý hướng dẫn trẻ hát đúng lời và hát gõ theo nhịp sử dụng dụng cụ âm nhạc như: Xắc xô, thanh gõ, …

 

Giáo viên sưu tầm và làm những dụng cụ âm nhạc mới cho góc âm nhạc như: Chai nước, đàn, xúc xắc, trống… Bên cạnh việc cô gợi ý và hướng dẫn trẻ có thể làm những gì trong góc đó thì trẻ có thể sáng tạo những cách chơi mới với những đồ chơi ở góc đó. Giáo viên cho trẻ chơi và nghe những bài hát một cách nhẹ nhàng trong khi chơi và kết thúc giờ chơi góc.

 

Các bé vận động theo tiết tấu chậm ở hoạt động góc âm nhạc

 

Biện pháp 6: Phối hợp phụ huynh rèn vận động tiết tấu chậm.

 

Kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm đạt hiệu quả tốt hơn khi có sự phối hợp của phụ huynh cho trẻ rèn luyện thêm ở nhà. Điều đó cũng giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về các giờ học ở trên lớp, tạo sự gắn bó giữa giáo dục gia đình và giáo dục trong nhà trường. Trước khi rèn kỹ năng này tôi tuyên truyền đến phụ huynh nắm bắt nội dung và kiến thức trẻ được học tại lớp thông qua bảng tin lớp. Sau mỗi buổi về nhà, cha mẹ lại gửi những video của con lên nhóm zalo của lớp. Đây là niềm vui của tôi, bởi hình thức này của tôi đưa ra được phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và luôn đồng hành cùng giáo viên trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

 

 

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

 

 Qua quá trình nghiên cứu và đưa ra các biện pháp giúp trẻ phát triển thẩm mỹ rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm kết quả như sau:

 

+ Đối với cô:

 

- Giáo viên biết khai thác ý tưởng vận động theo tiết tấu chậm.

 

- Giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc rèn kĩ năng theo tiết tấu chậm cho trẻ; biết sử dụng nghệ thuật sư phạm kết hợp với biện pháp rèn kĩ năng vận động cho trẻ: kĩ năng rèn trong tiết học, ở mọi lúc mọi nơi, ở nhà,…

 

- Giáo viên biết cách khai thác ý tưởng vận động theo tiết tấu chậm của trẻ;

 

- Việc phối hợp cho trẻ rèn luyện thêm kĩ năng vận động theo tiết tấu chậm tại nhà, giáo viên mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của mình với phụ huynh.

 

+ Đối với trẻ:

 

- Trẻ có kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm.

 

- Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động.
 

- Bảng kết quả kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm sau khi áp dụng các biện pháp tại lớp.

 

Nội dung khảo sát

Trẻ đạt

Trẻ chưa đạt

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Chăm chú, lắng nghe hưởng ứng cảm xúc.

27/27

100 %

0/27

0 %

Vận động theo tiết tấu chậm.

27/27

100 %

0/27

0 %

Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra tiết tấu chậm.

23/27

85,19%

4/27

14,81%

Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu chậm.

25/27

92,59%

2/27

7,41%

 

Như vậy, với kết quả đạt được qua các biện pháp ở trên đã đem lại hiệu quả trong quá trình giáo dục trẻ phát triển thẩm mỹ rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

 

 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 

Để nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên cần phải nhiệt quyết, kiên nhẫn. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

 

- Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp.

 

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

 

- Nghiên cứu, học tập, rèn luyện để có kiến thức về âm nhạc.

 

- Giáo viên luôn học tập, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ.

 

- Giáo viên phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc, khả năng vận động theo tiết tấu chậm, cơ quan phát âm… để có phương pháp dạy thích hợp.

 

- Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

 

- Linh hoạt sử dụng đa dạng hóa các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.

 

- Giáo viên phải truyền đạt chính xác, truyền cảm đúng lúc để thu hút, hấp dẫn trẻ.

- Thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

 

- Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động.

 

- Phối hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục.

 

V. KẾT LUẬN

 

Trong thời gian đầu nghiên cứu và thực hiện các “Biện pháp phát triển thẩm mỹ rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự kiên trì của giáo viên và trẻ được luyện tập thường xuyên, trẻ sẽ dần dần cải thiện được khả năng này. Điều quan trọng là cần tạo ra một môi trường học tập thân thiện, nơi trẻ có thể cảm thấy thoải mái và tự tin để thể hiện bản thân mình.

 

Kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm cho trẻ 5-6 tuổi không chỉ là một hoạt động giáo dục âm nhạc mà còn là một phương pháp hữu ích để phát triển khả năng tập trung và kiên nhẫn ở trẻ. Qua quá trình học vận động theo tiết tấu, trẻ được học cách lắng nghe, cảm nhận và phản ứng với âm nhạc một cách nhẹ nhàng và tỉ mỉ.

Ngoài ra, việc vận động theo tiết tấu chậm còn giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy logic. Khi trẻ cố gắng đồng bộ hóa động tác của mình với nhịp điệu, não bộ của trẻ sẽ được kích thích, từ đó hỗ trợ quá trình học hỏi và có chủ đích.

 

Kỹ năng vận động tiết tấu chậm không chỉ là một phần của giáo dục âm nhạc, mà còn là một hoạt động thực tiễn về cuộc sống, giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và phát triển một cách toàn diện. 

 

Thông tin email: msphuongthu@gmail.com

 

Thông tin

  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Phương Thư