Mã số N2044: GIẢM THƯƠNG VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG BẰNG MÔ HÌNH SƠ CẤP CỨU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN

  - Chia sẻ:    

 

1. Tầm nhìn

 

Giúp nạn nhân tai nạn giao thông được hỗ trợ sơ cấp cứu đúng cách bởi người dân và lực lượng chức năng trong khi chờ sự can thiệp y tế, qua đó giảm thương vong có thể phòng tránh được do tai nạn giao thông.
 

2. Vấn đề

 

Tại các nước phát triển, kỹ năng Sơ cấp cứu và Thoát hiểm được đào tạo rộng rãi trong chương trình học, tại các trường học, công ty và cộng đồng và được tập huấn nhắc lại hằng năm (Ví dụ: Tại Úc, lớp đào tạo thao tác hồi sức tim phổi nhắc lại hằng năm, sơ cấp cứu mỗi 3 năm).Tuy nhiên, hầu hết người dân ở Việt Nam chúng ta chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng mang tính sống còn này. Hiện tại các kiến thức chỉ được dạy bắt buộc tại một số công ty lớn, hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro sức khỏe cao.
 

Theo khảo sát về nhận thức sơ cấp cứu cơ bản của Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN trên 5000 người Việt Nam cho thấy 80% người được khảo sát trả lời sai trên 80% các câu hỏi mặc dù khảo sát này đã được đơn giản hóa và rút gọn đáng kể so với một bài kiểm tra về sơ cấp cứu căn bản thông thường. Một số hiểu nhầm phổ biến về sơ cấp cứu như sau:
 

- 68% người được khảo sát cho rằng nạn nhân là người quan trọng nhất thay vì bản thân mình và người thực hiện sơ cứu, điều này có thể khiến họ quên đi sự an toàn của bản thân và biến mình trở thành nạn nhân tiếp theo và không thể giúp được người khác.
 

- 66% người khảo sát cho rằng cần đập vào lưng người bị hóc thức ăn/ dị vật vào khí quản lúc nạn nhân đang ho, điều này có thể làm cho dị vật đi sâu hơn vào khí quản khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
 

- 52% người được khảo sát cho rằng cần phải di chuyển người bị gãy xương ngay lập tức tới bệnh viện mà không qua sơ cứu, điều này có thể làm những tổn thương trở nên trầm trọng hơn.
 

- 79% người được khảo sát tin rằng Hồi sinh tim phổi (CPR) chỉ dành cho bác sĩ. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể làm CPR giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của những trường hợp ngưng tim ngưng thở, đuối nước, hóc dị vật, ngừng tim đột ngột, đột quỵ v.v. có thể gây tử vong nhanh trong khi chờ sự trợ giúp của lực lượng y tế.
 

Thực trạng chung, phần lớn các nạn nhân không được sơ cứu hoặc không sơ cứu đúng cách trước khi đưa đến bệnh viện, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao gây lên những nổi đau, mất mát lớn và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các thống kê từ các nguồn tai nạn tại Việt Nam cho thấy chỉ có 5% số nạn nhân bị tai nạn giao thông được sơ cứu đúng cách. Trong năm 2016, đã có đến 21,598 trường hợp bị tai nạn giao thông bao gồm 19.280 người bị thương và 8.855 người tử vong1 , việc sơ cứu đúng cách có thể cứu sống được 10% số nạn nhân tai nạn giao thông2. Các nguyên nhân khiến tình trạng nạn nhân tai nạn giao thông trở nên trầm trọng hơn bao gồm:
 

- Hỗ trợ y tế không thể có mặt trong khoảng thời gian “vàng”: Kẹt xe, ý thức nhường đường kém, số lượng xe cứu thương có hạn chế, đội ngũ y tế không thể có mặt kịp thời trong vài phút đàu tiên.

 

- Hỗ trợ không kịp thời hoặc sia cách: Tỷ lệ phổ cập sơ cấp cứu tại Việt Nam còn rất thấp, người qua đường, lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường đầu tiên thường không biết sơ cứu hoặc làm sai, dưới 5% nạn nhân tai nạn giao thông được hỗ trợ đúng cách.
 

- Thiếu công cụ sơ cứu tại hiện trường: Số lượng tủ sơ cứu công cộng tại Việt Nam còn rất ít, tai nạn giao thông xảy ở những nơi không gần nhà thuốc hoặc buổi tối khuya hầu như không thể tiếp cận với dụng cụ sơ cứu. Ngoài ra, ít người biết sử dụng các dụng cụ sơ cứu.
 

- Những người tại hiện trường hiếu kì, hoảng loạn, lúng túng: Đám đông người qua đường thường hoảng loạn, hành động theo cảm xúc, gây khó khăn trong việc phối hợp, gây nguy hiểm cho những người xung quanh, người sơ cứu, lực lượng chức năng và nạn nhân.
 

Nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức và kỹ năng Sơ cấp cứu tốt, nhiều trong số các trường hợp này sẽ không dẫn tới tử vong hoặc chấn thương bớt trở nên trầm trọng hơn, giúp lực lượng y tế can thiệp hiệu quả hơn khi tới được hiện trường.

 

Hằng năm, các tổ chức về Hồi sức Quốc tế như Ủy bạn Liên lạc Quốc tế về Hồi sức (The International Liaison Committe on Resuscitation - ILCOR) thông báo định kỳ về sơ cấp cứu tại Việt Nam chưa được cập nhật kịp thời theo những thực hành mới nhất.

 

3. Giải pháp
 

- Tên dự án: Giảm thương vong do tai nạn giao thông bằng mô hình sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng tại Quận Phú Nhuận.
 

- Địa bàn dự án: Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
 

- Thời gian triển khai dự kiến (ngày bắt đầu - ngày kết thúc): 1/7/2024 đến 31/12/2026.
 

- Đối tượng thụ hưởng chính (trực tiếp) của dự án: Cán bộ công chức, dân quân tự vệ, bảo vệ tổ dân phố, công an, người dân trên địa bàn 5 Phường tại Quận Phú Nhuận.

 

1 Văn Duẩn (2017). ‘8.685 người chết vì tai nạn giao thông năm 2016’, Người Lao Động. Xem tại: https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/8685-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-nam-2016-20170104101534277.htm (xem ngày 19/5/2021)


 

2 ‘Nếu được cấp cứu tại chỗ sẽ giảm 10% nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông’, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xem tại:

https://dangcongsan.vn/y-te/neu-duoc-cap-cuu-tai-cho-se-giam-10-nan-nhan-tu-vong-do-tai-nan-giao-thong-47568.html (xem ngày 19/5/2021)

 

Các hợp phần chính của dự án:

 

- Sản xuất phần cứng và chuẩn bị trang thiết bị

 

- Hướng dẫn Sơ Cấp Cứu cộng đồng và xây dựng đội Thanh niên Xung kích

 

- Hỗ trợ Sơ Cấp cứu

 

- Truyền thông

 

Dự án được thiết kế hướng tiếp cận:

 

- Dựa vào cộng đồng: Dự án có sự tham gia cộng đồng, giải quyết các vấn đề/ nhu cầu có thực của cộng đồng.

 

- Hợp tác công tư: Dự án có sự kết hợp với cơ quan nhà nước và tư nhân

 

- Đổi mới sáng tạo: Dự án có ý tưởng/ phương pháp/ hoạt động khác biệt hoặc cải tiến so với các dự án tương tự trước đây.

Dự án có 4 hướng tiếp cận chính:

 

1. Các Phường được lựa chọn để tiếp cận được nhiều đối tượng đặc thù nhất bao gồm: người dân tộc thiểu số, thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau.

2.  Tất cả người dân sống trên đại bàn các Phường được chọn đều được mời tham gia các Hội thảo nhận thức Sơ Cấp Cứu.

3. Mời học viên tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo phù hợp với cách tiếp nhận thông tin của đa dạng đối tượng: gửi thư mời, áp phích, mạng xã hội, nhóm Zalo.

4. Đội xung kích Hỗ trợ Sơ Cấp Cứu được kêu gọi sự tham gai tình nguyện cảu đa dạng đối tượng, khuyến khích việc thành lập các nhóm Hỗ trợ Sơ Cấp Cứu theo cụm dân cư, nhóm tôn giáo, dân tộc, v,v….

Hoạt động của dự án:

 

TT

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Thời gian

(Từ - đến)

Chỉ số

Năm 2024

1

Sản xuất phần cứng và chuẩn bị trang thiết bị

1.1

Chế tạo Bảng Hướng dẫn sơ cấp cứu khẩn cấp

Xác định vị trí, mua sắm và lắp đặt Bộ Túi sơ cứu và Bảng hướng dẫn sơ cứu tại các vị trí có rủi ro cao về TNGT như giao lộ, khúc cua gấp

Tháng 6/2024 -

Tháng 12/2024

Ít nhất 10 bộ/ phường

Tổng cộng 50 bộ

1.2

Tủ đựng túi sơ cứu.

1.3

Biển hiệu điểm đặt túi

sơ cứu

1.4

Túi sơ cứu

1.5

Nội dung app Sơ Cấp Cứu

Nâng cấp app Sơ Cấp Cứu SSVN với chức năng quét mã QR để tra

cứu thao tác sơ cứu khẩn

 

Quét mã QR để tra cứu được Bản đồ túi sơ

cứu gần nhất

1.6

Lập bản đồ online về vị trí các túi sơ cứu và cập nhật các vị trí mới

cấp trường thương tích cụ thể

  

1.7

Chức năng tra cứu khẩn cấp bằng quét mã QR của app Sơ Cấp Cứu

1.8

Lắp đặt biển hướng dẫn tra cứu thao tác sơ cấp cứu và túi sơ cứu

 

Tháng 10/2024 -

Tháng

12/2024

Lắp 50 biển hiệu tại 50 địa điểm

1.1

1

Thiết kế bảng Hướng dẫn sơ cấp cứu khẩn cấp

Thiết kế và gắn mã QR

để liên kết với app Sơ Cấp Cứu SSVN

Tháng 8/2024

1 thiết kế

1.1

2

Trang Landing Page giới thiệu về dự án

Trang đích để đi kèm với các chương trình truyền thông để người đọc có mọi thông tin về dự án Nơi tổng hợp các tài nguyên học và tải về (app, thiết kế bảng hướng dẫn sơ cứu khẩn cấp v.v.) cho học viên và người dân.

Tháng 11/2024

Link tải app SCC

Link tải Bảng hướng dẫn Sơ Cấp Cứu công cộng

Tin tức cập nhật về dự án

Hướng dẫn sử dụng các túi sơ cứu và bản hướng dẫn công

cộng

2

Hướng dẫn Sơ cấp cứu cộng đồng và Xây dựng đội Xung kích Hỗ trợ Sơ Cấp

Cứu

2.1

Hội thảo Nhận thức cơ bản về Sơ cấp cứu cho người dân

Phổ cập tới mọi đối tượng, nhắm tới người dân khu vực 50 mét xung quanh vị trí lắp đặt các Túi sơ cứu. Từ đó, tuyển chọn ra những người dân tình nguyện tham gia trở thành EMR

Thời lượng: 2-3 giờ Quy mô: 50-100 học viên/ lớp

Chủ đề: cách tiếp cận và bảo vệ hiện trường,cách gọi cấp cứu, cách nhận biết và sử dụng túi sơ cứu và bảng hướng dẫn khẩn

cấp

Từ tháng 7/2024 -

12/2024

15 lớp

750 lượt tham dự

2.2

Đào tạo thực hành Kỹ năng sơ cấp cứu Cấp 1

Đào tạo các đối tượng thường trực có thể có mặt tại hiện trường đầu tiên trở thành EMR.

Đối tượng: Cán bộ công chức, CSGT, PCCC,

Công an,Dân phòng. Thời lượng: Lớp căn bản đợt đầu: 8 giờ

Từng bước nâng cao chuyên môn ở các đợt sau.

Quy mô: 30 học viên/ lớp Chủ đề: Sơ cấp cứu với thực hành chuyên sâu, tập trung vào xử lý TNGT

Từ tháng 7/2024-12/

2024

10 lớp

250 lượt học viên

2.3

Đào tạo thực hành Kỹ năng sơ cấp cứu Cấp 2 và 3

10 lớp

150 lượt học viên

2.4

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm

Giúp các tình nguyện viên EMR và các đội SOS tình nguyện trao đổi kinh nghiệm với những chuyên gia có kinh nghiệm sơ cứu hiện trường thực tế

12/2024

1 hội thảo

30 người tham gia

2.5

Học trực tuyến qua hệ thống E-learning

Giúp học viên tham gia chương trình thực hành nắm vững kiến thức hoặc các đối tượng cần học nhưng không thể tham gia chương trình offline

Từ tháng 7/2024-12/

2024

5 gói

100 tài khoản

3

Truyền thông

3.1

Thiết kế tư liệu truyền thông bao gồm: Hình quảng cáo facebook, tờ rơi tuyên truyền, standee, phông nền

 

Tháng 1/2024

 

3.2

Gửi thư mời tới người dân và tuyên truyền về các chương trình tập huấn

Đảm bảo số lượng tham gia các chương trình tập huấn và đảm bảo sự đa dạng tiếp cận của các đối

tượng tham gia

Từ tháng 7/2024 -

12/2024

750 người

3.3

Tuyên truyền nhận diện vị trí túi sơ cứu và hướng dẫn cách sử dụng bảng tra cứu khẩn cấp qua mạng xã hội

Hướng dẫn người dân cách nhận biết dấu hiệu những nơi có túi sơ cứu Cách scan QR bản hướng dẫn khẩn cấp để xem các

động tác sơ cứu

Từ tháng 3/2024 -

12/2024

 

3.4

Hội thảo khởi động, sơ kết, tổng kết

Truyền thông tới các đối tượng tham gia vào dự án để có sự phối hợp.

Truyền thông tới người dân để sử dụng các phần cứng được trang bị.

Chia sẻ mô hình để các địa phương khác nhân

rộng mô hình

Từ tháng 1/2024

2 hội thảo

100 khán giả bao gồm đối tượng hưởng lợi, người dân và báo chí

Năm 2025 (các hoạt động chi tiết được cập nhật vào cuối năm 2024)

1

Hướng dẫn Sơ cấp cứu cộng đồng và Xây dựng đội Xung kích Hỗ trợ Sơ Cấp Cứu

 

3/2025 -

12/2025

 

2

Truyền thông

 

1/2025-12/

2025

 

Năm 2026 (các hoạt động chi tiết được cập nhật vào cuối năm 2025)

1

Hướng dẫn Sơ cấp cứu cộng đồng và Xây dựng đội Xung kích Hỗ trợ Sơ Cấp Cứu

 

3/2026 -

12/2026

 

2

Truyền thông

 

1/2026-12/

2026

 

 

Tiêu chuẩn thực hiện


- Chương trình dựa trên các giáo trình:

 

  • Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.
     
  • Tài liệu hướng dẫn Giáo dục phòng tránh Đuối nước cho học sinh, Vụ giáo dục thể chất.
     

Chương trình tuân thủ các tiêu chuẩn của Úc và các tiêu chuẩn Quốc tế khác nhau như sau:
 

- Phương pháp đào tạo được tạo ra bởi những người có trình độ tối thiểu Văn bằng Giáo dục và Đào tạo nghề - mã TAE50116 (TAE50116 Diploma of Vocational Education) và được đào tạo từ các Tổ chức Đào tạo được đăng ký của Úc (Australian Registered Training Organizations).
 

- Phương pháp này bao gồm những yếu tố về kiến thức và yếu tố thành tích từ HLTAID009 Provide cardiopulmonary resuscitation (Thực hiện hồi sinh tim phổi - mã HLTAID009) và HLTAID011 Provide first aid (Thực hiện sơ cứu - mã HLTAD011) từ những gói Y tế của Bộ giáo dục, Kỹ năng và Nghề nghiệp nước Úc (Health packages of the Australian government Dept of Education, Skills and Employment) với một số điều chỉnh cho học viên tại Việt Nam về một số khác biệt về hoàn cảnh và quy định.
 

- Đào tạo sơ cứu Hồi sinh tim phổi (CPR) của SSVN tuân theo các khuyến nghị của Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sức (International Liasion Committe on Resuscitaion) năm 2024 và Hội đồng hồi sức của Úc và New Zealand (Australian and New Zealand Resuscitaion Council - ANZCOR) tháng 4/2024.
 

Dự án xác định các rào cản đối với sự tham gia của người khuyết tật để người khuyết tật có thể được tiếp cận dự án một cách công bằng.

 

Hỗ trợ khả năng truy cập của người khuyết tật

 

Các nội dung trong chương trình đều có các tài nguyên hỗ trợ người khuyết tật bao gồm:

 

Hỗ trợ người điếc:

 

Thư viện kiến thức Sơ cấp cứu bằng ngôn ngữ ký hiệu: 
 


Khóa học Sơ cấp cứu trực tuyến bằng ngôn ngữ ký hiệu: https://elearning.survivalskills.vn/course/gioi-thieu-so-cap-cuu-ng on-ngu-ky-hieu/.
 

 Hỗ trợ người khiếm thị:

 

- Sách hướng dẫn Sơ cấp cứu bằng chữ nổi Braille

 

- Sách nói

 

- Và trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển các tư liệu mới để hỗ trợ người khuyết tật.

 

4. Lĩnh vực ứng dụng giải pháp

 

Lĩnh vực mục tiêu của dự án là giáo dục và áp dụng công nghệ trong vấn đề Sơ Cấp Cứu.

 

Đối tượng

Phương pháp thực hiện

Kết quả mong đợi

Người dân khu

Hội thảo Sơ cấp cứu

Biết cách tiếp cận và bảo vệ hiện trường,

vực dễ xảy ra tai nạn giao thông

TNGT

cách gọi cấp cứu, cách nhận biết và sử dụng túi sơ cứu và bảng hướng dẫn khẩn cấp

Dân quân, Cảnh sát giao thông

Đào tạo sơ cấp cứu căn bản

Hỗ trợ ban đầu đúng cách, bảo vệ hiện trường ngăn chấn thương trở nên trầm trọng hơn, thực hiện sơ cấp cứu TNGT căn bản

Đội xung kích hỗ trợ Sơ cấp cứu

Đào tạo sơ cấp cứu nâng cao

Trao đổi kinh nghiệm với nhân viên cấp cứu

Thành lập các Đội xung kích hỗ trợ Sơ cấp cứu từ cán bộ phường, lực lượng dân quân

Thực hiện sơ cấp cứu trong lúc chờ xe cứu thương đến.

Hỗ trợ tập huấn trong các chương trình trong tương lai

Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học chung cư

Trang bị túi sơ cứu Trang bị hướng dẫn khẩn cấp

Cài đặt App Sơ Cấp Cứu SSVN

Tiếp cận ngay các hướng dẫn và công cụ sơ cứu nhằm nâng cao hiệu quả xử lý TNGT nói riêng và các tai nạn thương tích nói chung

 

5. Mô hình doanh thu

 

Nguồn doanh thu

Đối tượng chi trả

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp

Mô tả

Chương trình tập huấn dành cho nhân viên của doanh nghiệp

Doanh nghiệp

Nhân viên và gia đình nhân viên của doanh nghiệp

Doanh nghiệp mua các khóa đào tạo về Sơ cấp cứu cho nhân viên của doanh nghiệp, những nhân viên này sau khi hoàn thành khóa học có thể bảo vệ bản thân, gia đình đồng thời hỗ trợ những nạn nhân TNGT thì gặp ngoài cộng đồng

một phần lợi nhuận sẽ được trích để đầu tư vào các

Chương trình tài trợ

Doanh nghiệp

Cơ quan nhà nước

Đối tượng yếu thế

Vận động Doanh nghiệp và nhà hảo tâm đưa nội dung giáo dục vào các chương trình từ thiện, tạo tác động xã hội.

Vận động tài trợ cho các chương trình đào tạo cho các đối tượng trực tiếp tham gia sơ cấp cứu

Mạnh thường quân

 

6. Tác động
 

- Mục tiêu tổng thể của dự án: Giúp nạn nhân tai nạn giao thông được hỗ trợ sơ cấp cứu đúng cách bởi người dân và lực lượng chức năng trong khi chừ sự can thiệp y tế, qua đó giảm thương vong có thể phòng tránh được do tai nạn giao thông.
 

- Dự án thuộc (các) Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs):
 

  • SDG 3: Sức khỏe và có cuộc sống tốt
     
  • SDG 4: Giáo dục có chất lượng
     
  • SDG 11: Các Thành Phố và Cộng đồng bền vững
     

- Đối tượng hưởng lợi: ước tính 10.000 người
 

Trực tiếp:
 

- Các đối tượng sau đang làm việc, sinh sống tại Quận Phú Nhuận: Dân phòng, công an, bảo vệ khu phố; Lực lượng tình nguyện của dân tộc thiểu số, cơ sở tôn giáo; Người dân tại các khu vực dễ xảy ra tai nạn giao thông; Cán bộ công chức.
 

- Số lượng: 750 người, trong đó có 350 nữ, 50 dân tộc Chăm.
 

Gián tiếp:
 

- Nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông xảy ra tại 5 phường diễn ra chương trình
 

- Người nhà, người thân, hàng xóm và các học viên
 

7. Tính cạnh tranh
 

Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN là đơn vị duy nhất trên thị trường cung cấp giải pháp Đào tạo Sơ Cấp Cứu chuẩn Quốc tế toàn diện kết hợp giữa giáo dục truyền thống và các công nghệ hiện đại giúp cho:
 

- Tăng cường khả năng xử lý tai nạn thương tích của học viên trong tình huống thực tế. VD:
 

  • Học viên có tài khoản học trực tuyến ôn tập và ghi nhớ lâu hơn
     
  • Học viên có các lớp ôn tập thường xuyên để củng cố thực hành
     
  • Học viên được trang bị app Sơ Cấp Cứu SSVN để tra cứu khẩn cấp các thao tác khi thực hiện xử lý tai nạn thực tế, tìm đường tới nơi được trang bị túi sơ cứu gầ nhất, đưa nạn nhân đột quỵ tới bệnh viện điều trị đột quỵ gần nhất.
     
  • Học viên được trang bị Thẻ thông tin y tế khẩn cấp thông minh để được hỗ trợ tốt hơn nếu là nạn nhân và truy cập ngay vào app Sơ Cấp Cứu SSVN qua quét mã QR hoặc chạm NFC bằng điện thoại
     

- Khả năng mở rộng mô hình quy mô lớn qua các Hệ thống học trực tuyến cho toàn bộ trường học, tổ chức, doanh nghiệp, phường, quận.

 

- Hỗ trợ tiếp cận cho người khuyết tật. Hiện người khiếm thị có thể học bằng sách chữ nổi hoặc sách nói qua, người khiếm thính có thể hộc bằng video ngôn ngữ ký hiệu tại App Sơ Cấp Cứu.

 

Đổi mới sáng tạo

 

- SSVN phats triển Hệ sinh thái giáo dục và hỗ trợ thực hành sơ cấp cứu trực tuyến giúp người dân tham gia các chương trình học sơ cấp cứu, có thể tự trang bị kiến thức, ôn tập, bằng nhiều hình thức cũng như ứng dụng SCC khi có tai nạn xảy ra.

 

Tài nguyên

Mục đích

Sử dụng

Kênh Youtube

Video giáo dục thường thức với các video ngắn giới thiệu về tầm quan trọng của SCC và các thao tác SCC đối với các vấn đề tai nạn thương tích và sự cố sức khỏe hằng ngày. Có thể được sử dụng làm tư liệu cho các chương trình tuyên truyền.

https://youtube.com/c/survivalskillsvietnam

Ứng dụng di động Sơ cấp cứu

Giúp người sử dụng tra cứu nhanh các thao tác sơ cứu để ứng dụng khi gặp tình huống khẩn cấp thực tế.

Kết hợp với Bảng hướng dẫn Sơ cứu tích hợp mã QR, giúp người dân tại hiện trường TNGT có thể tra cứu nhanh cách sử dụng túi sơ cứu và các thao tác sơ cứu trong vài giây.

https://app.survivalskil ls.vn/

Hệ thống học trực tuyến

E-learning

Bài học chuyên sâu về từng chủ đề, giúp học viên tự chủ thời gian học lý thuyết trước khóa học offline, ôn tập sau khóa học.

Triển khai học, ôn tập, thi đua sau chương trình đào tạo.

https://elearning.surviv alskills.vn/

 

Bên cạnh đó, SSVN sở hữu rất nhiều trang thiết bị dạy học theo chuẩn Quốc tế, có thể phục vụ tập huấn cùng lúc với quy mô lớn.

 

Nhờ các lợi thế trên, SSVN đã tư vẫn chuyên môn cho các đội hỗ trợ sơ cứu tại nhiều địa phương trên cả nước. Một số tổ chức nổi bật:

- Đội Hỗ Trợ Sơ Cấp Cứu Thiên Thần - FAS Angel tại Hà Nội, đã hỗ trợ hơn 2.000 nạn nhân tai nạn giao thông mỗi năm và được Chủ tích nước tặng thưởng Huân Chương Dũng Cảm vào đầu năm 2024.

 

- CLB Vì Đàn Em Thân Yêu Tại Đắk Lắk đã tuyên truyền phòng chống đuối nước cho hơn 17.000 em học sinh và giáo viên.

 

8. Chiến lược kênh/ chiến lược tiếp thị

 

Dựa vào khảo sát học viên và các đặc điểm về tai nạn giao thông tại địa bàn Quận Phú Nhuận, Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN đề xuất mô hình tiếp cận như sau nhằm tăng cường tối đa khả năng sinh tồn của nạn nhân tai nạn giao thông.

 

Mô hình quản trị và duy trì án cấp Quận

 

 

Các triển khai theo phường:

 

1. Đặt túi sơ cứu và hưỡng dẫn khẩn cấp

 

- Khảo sát và đề xuất địa điểm đặt

 

- Thiết kế và sản xuất/ mua TSC và hướng dẫn khẩn cấp

 

2. Phổ cập nhận thức cộng đồng:

 

- Hướng tới cộng đồng nói chung

 

- Mời cụ thể người dân xung quanh khu vực đặt TSC 

 

- Mời CBCC, Công an, Dân phòng, v,v….

 

3. Đào tạo EMR:

 

- CBCC, Công an, Dân phòng, v.v,....

 

- Người dân khu vực đặt TSC 

 

- Đào tạo dần từ cơ bản đến nâng cao

 

Mô hình triển khai tập huấn sơ cứu hướng tới sự duy trì lâu dài và bền vững

 

 

9. Dòng thời gian
 

Các hoạt động đã được triển khai
 

- Dự án được sự ủng hộ và chỉ đạo triển khai bởi UBND Quận Phú Nhuận và đã được đề cử danh sách 08 Phường có thể triển khai thí điểm.
 

04 Phường đã triển khai từ Quý 4 năm 2023. Đã thực hiện một số chương trình cộng đồng theo dạng demo vào tháng 10 và 11 năm 2023 và đã có kế hoạch cho triển khai rộng vào năm 2024.
 

- UBND các Phường đã đồng ý: Cài đặt app Sơ Cấp Cứu SSVN lên các thiết bị công cộng, gắn túi sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu tại các đại điểm công cộng; vận động các đơn vị tư nhân gắn túi sơ cứu; vận động người dân tộc thiểu số và cơ sở tôn giáo tham gia tập huấn và thành lập đội Tình nguyện viên Hỗ trợ khẩn cấp.
 

- Đã ra mắt Ứng dụng Sơ Cấp Cứu SSVN phiên bản 3.0 với các chức năng hỗ trợ tốt hơn tình huống tai nạn giao thông bao gồm: Quét mã QT để tra cứu thao tác khẩn cấp.

 

Cách thức triễn khai

 

- Dự án được sự ủng hộ và chỉ đạo triển khai bởi UBND Quận Phú Nhuận và đã đề cử danh sách 08 Phường có thể triển khai thí điểm.
 

- 04 Phường đã triển khai từ Quý 4 năm 2023. Đã thực hiện một số chương trình cộng đồng theo dạng demo vào tháng 10 và 11 năm 2023 và đã có kế hoạch cho triển khai rộng vào năm 2024.
 

- UBND các Phường đã đồng ý: Cài đặt app Sơ Cấp Cứu SSVN lên các thiết bị công cộng, gắn túi sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu tại các địa điểm công cộng; vận động các đơn vị tư nhân gắn túi sơ cứu; vận động người dân tộc thiểu số và cơ sở tôn giáo tham gia tập huấn và thành lập đội Tình nguyện viên Hỗ trợ khẩn cấp.
 

- Đã ra mắt Ứng dụng Sơ Cấp Cứu SSVN phiên bản 3.0 với các chức năng hỗ trợ tốt hơn tình huống TNGT bao gồm: Quét mã QR để tra cứu thao tác khẩn cấp.
 

Cách thức triển khai
 

- Vận động sự tham gia của người dân các điểm có nguy cơ TNGT cao để tham gia tập huấn biết cách phối hợp với các Tình nguyện viên Hỗ trợ khẩn cấp, tìm túi sơ cứu và tra cứu các hướng dẫn.
 

- Các học viên học nâng cao sẽ trở thành lực lượng nguồn để trở thành trợ giảng cho các chương trình trong tương lai để mở rộng mô hình.
 

Tư liệu hoạt động của SSVN được sự ủng hộ và chỉ đạo triển khai bởi UBND Quận Phú Nhuận:

 

Tên tổ chức

Tên đối tác

Ngày

Thời gian

Số học viên

Uỷ ban nhân dân Quận Phú Nhuận

UBND Quận Phú Nhuận

14/10/2023

9:00-11:30

100

 

Phường 17 Phú Nhuận Tony and Mr Bình

UBND P17 Quận

Phú Nhuận

07/11/2023

15:00-17:00

40

Nhồi máu cơ tim- UBND Phường 9 Quận Phú Nhuận

UBND P9 Quận Phú Nhuận

15/11/2023

8:00-10:00

30

Đột Quỵ Phú nhuận Ms Jena và Ms Hương

UBND Phú Nhuận

25/11/2023

8:00-10:30

80

 

Hình ảnh các hoạt động đã triển khai

 

 

10. Đội ngũ
 

Ban quản lý dự án:


Họ và tên: Hồ Thái Bình

Vị trí đảm nhận: Trưởng ban dự án, Đồng sáng lập – Giám đốc SSVN

Email: Binh.ho@survivalskills.vn

Số điện thoại: 0938393230

Tóm tắt kinh nghiệm làm việc liên quan (Đính kèm CV): https://drive.google.com/drive/folders/1BYDif6VGW3PWPqREaqSWGsiWWUbHIzS-?usp=sharing

 

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang 

Vị trí đảm nhận: Phó ban dự án, Đồng sáng lập – Phó Giám đốc SSVN

Email: coachtrangjena@gmail.com

Số điện thoại: 0906679247

Tóm tắt kinh nghiệm làm việc liên quan (Đính kèm CV): https://drive.google.com/drive/folders/1BYDif6VGW3PWPqREaqSWGsiWWUbHIzS-?usp=sharing

 

Ban cố vấn dự án:

 

Họ và tên: Anthony Francis Coffey

Đơn vị công tác: Cố vấn chuyên môn, Đồng sáng lập SSVN – Chuyên gia sơ cấp cứu ngoại viên Úc

Tóm tắt kinh nghiệm làm việc liên quan (Đính kèm CV): https://drive.google.com/drive/folders/19AqGHwvvpNaDcQnYXIGhomO9vCWw3lIb?usp=sharing

Tóm tắt:

  • 2007 – 2019: Chuyên gia cấp cứu ngoại viện, Lực lượng cứu hộ Bang New South Wales

  • 2003 – hiện tại: Nhà sáng lập, hiệu trưởng, Công ty đào tạo Survivor Emergency Training

  • 2004 – hiện tại: Điều phối hoạt động đào tạo, Học viện Cứu hộ Úc (Australian Lifesaving Academy)

  • 2005 – hiện tại: Giáo viên, chuyên gia tư vấn giáo dục, Healthcorp P / L
  • 1997 – 2004: Nhân viên cứu hộ và Huấn luyện viên cứu hộ, Hội đồng Sutherland Shire

 

11. Tài chính

 

Dự án tài chính 3 năm

 

Năm

2024

2025

2026

Doanh thu

2.500.000.000

3.500.000.000

5.000.000.000

Lợi nhuận

400.000.000

600.000.000

1.000.000.000

 

Thông tin website: https://survivalskills.vn/

 

Thông tin

  • Tác giả: Công Ty TNHH Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN