Mã số N2038: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VÀ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  - Chia sẻ:    

 

Hơn 25 năm hoạt động, với những nỗ lực vượt khó vươn lên cùng với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, UBND thành phố, Sở Tư pháp và sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tiến hành tố tụng, các đơn vị Phòng Tư pháp quận/huyện và Thành phố Thủ Đức, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh tự hào trở thành một trong những chỗ dựa pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm người yếu thế khi phải đối diện với các vướng mắc, tranh chấp pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
 

Theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật” và được khẳng định “Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước” điều đó có nghĩa Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng yếu thế khác được tiếp cận các chính sách, pháp luật một cách công bằng; hỗ trợ, giúp đỡ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý khi có liên quan đến các yếu tố pháp luật. 

Quá trình thành lập và phát triển 
 

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm) được thành lập ngày 21/9/1998 (Quyết định số 4899/QĐ-UB-NC ngày 21/9/1998 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng; chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố;
 

Trung tâm thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật và đảm bảo thực hiện các hoạt động theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, gồm tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật, quản lý, phát triển mạng lưới Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
 

Trung tâm hiện có 24 viên chức, trong đó 09 viên chức là Trợ giúp viên pháp lý và gần 200 Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý. 
 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo UBND thành phố, Sở Tư pháp, Trung tâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hằng năm, đặc biệt ở lĩnh vực tư vấn pháp luật, luôn quan tâm chú trọng trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được quy định tại Điều 7 của Luật TGPL năm 2017. 
 

Chú trọng bám sát Chương trình công tác trọng tâm của đơn vị, Kế hoạch truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Sở Tư pháp, Trung tâm luôn quan tâm cải tiến chất lượng qua từng năm, gắn liền với những giải pháp cụ thể để người được TGPL có thể tiếp cận được dịch vụ pháp lý như: truyền thông truyền thống (trực tiếp về cơ sở, tại các trường THPT và THCS, báo đài, tờ gấp…), truyền thông hiện đại (Fanpage, điện thoại hotline,…) và hình thức đặc thù (hộp, bảng tin, tờ tin TGPL tại cơ quan tố tụng, chính quyền cơ sở…).

Cải tiến chất lượng công tác truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
 

Trên cơ sở tiếp tục nâng cao tính nhận diện về trợ giúp pháp lý, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân và phát huy tính hiệu quả công tác truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở thời gian qua đồng thời tạo động lực để các Phòng Tư pháp phát huy nội lực của địa phương; Trung tâm đã triển khai phương thức thi đua giữa các Phòng tư pháp quận, huyện và thành phố Thủ Đức bằng hình thức “điểm cộng” trong tổ chức thực hiện (tối đa 05 điểm) tương ứng với mỗi cuộc là 0,5 điểm.
 

Theo đó từ năm 2021 đến năm 2023, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị Phòng Tư pháp quận/huyện tổ chức gần 580 cuộc truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở, các cuộc được tăng dần về số lượng và chất lượng.
 

Gắn mục đích thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và những văn bản pháp luật liên quan; đưa ra phương thức tiếp cận phù hợp theo địa bàn và đối tượng được trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố, đặc biệt chú trọng quan tâm đến đối tượng người có công, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, …. Đồng thời tạo động lực cho các Phòng Tư pháp phát huy nội lực của địa phương và tăng sự cạnh tranh trong công tác thi đua giữa các đơn vị; từ năm 2021 Trung tâm đã áp dụng triển khai phương thức “điểm cộng” trong tổ chức phối hợp thực hiện, tương ứng với mỗi cuộc là 0,5 điểm (tối đa 05 điểm), cụ thể:
 

- Tham mưu Sở Tư pháp dự thảo Quyết định về ban hành Kế hoạch truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh về hình thức tổ chức, địa điểm, thành phần tham dự, thời gian dự kiến tổ chức và kinh phí thực hiện và dự thảo ban hành Quy định đánh giá, chấm điểm, xếp hạng thi đua các Phòng tư pháp, cụ thể: Tại hạng mục trợ giúp pháp lý có thang điểm chung là 10 điểm tương ứng với các tiêu chí: Tổ chức họp giao ban công tác trợ giúp pháp lý (02 điểm); Xây dựng kế hoạch (01 điểm); Tổ chức ít nhất 01 cuộc TGPL ở cơ sở tại những khu vực có nhiều người vướng mắc pháp luật, nhiều khiếu kiện, tranh chấp hoặc trợ giúp cho một trong các đối tượng: trẻ em tại các trường học, mái ấm, nhà mở; người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS (02 điểm); PTP tổ chức từ đợt thứ 02 theo nhu cầu của người được TGPL và gửi thông báo phối hợp với Trung tâm cử TGV/LS tham dự (01 điểm); Khuyến khích tổ chức từ đợt thứ 03 trở lên theo nhu cầu của người được TGPL và gửi thông báo phối hợp phối hợp với Trung tâm cử TGV/LS tham dự (cộng 0,5 điểm/cuộc, không cộng quá 05 điểm); Phối hợp, hỗ trợ Trung tâm tổ chức trợ giúp pháp lý ở cơ sở (02 điểm); Chế độ báo cáo (02 điểm). Cụm từ “Khuyến khích tổ chức từ đợt thứ 03 trở lên..” là điểm mới trong công tác tổ chức phối hợp và thực hiện công tác truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Tránh tình trạng “cào bằng” trong tổ chức và tăng hiệu quả tính thi đua mạnh mẽ giữa các đơn vị.
 

Trên cơ sở Kế hoạch truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở, Phòng Tư pháp quận/huyện và thành phố Thủ Đức gửi Thư mời Trung tâm tham gia cuộc truyền thông; Lãnh đạo sẽ phân công Chuyên viên, Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham dự cuộc truyền thông.
 

Thông qua hình thức tư vấn pháp luật theo yêu cầu (bằng Phiếu tư vấn) từ đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, người dân được tiếp cận và tiếp nhận nhiều hơn với dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí do Nhà nước mang lại, đồng thời các Luật sư/ Trợ giúp viên pháp lý được tư vấn kỹ hơn về các chủ trương, chính sách pháp luật kịp thời đến với từng trường hợp. Đặc biệt tại các địa bàn là điểm nóng về tranh chấp đất đai, công nhân, khu lao động thu nhập thấp để hỗ trợ pháp lý tối đa cho các đối tượng này.
 

Chuyên viên tiếp tục duy trì việc cấp phát tờ gấp pháp luật quy định về trợ giúp pháp lý (Một số quy định về trợ giúp pháp lý; Quy định về trợ giúp pháp lý cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có khó khăn về tài chính; Quy định về trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính và Quy định về quyền trợ giúp pháp lý của người bị khuyết tật có khó khăn về tài chính). 
 

Trên cơ sở Biên bản nghiệm thu buổi truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở; Chuyên viên được phân công phụ trách phối hợp với cán bộ địa phương, thống kê số lượng người tham dự, rà soát diện trợ giúp pháp lý (theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), tổng hợp Phiếu tư vấn của người dân, công tác phối hợp tổ chức, chất lượng buổi truyền thông… và đề xuất (nếu có). Tham mưu văn bản Thông báo kết quả buổi truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý gửi về Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp quận/huyện.
 


Hiệu quả mang lại cho xã hội 

Nâng cao chất lượng công tác truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở đã và đang có tác động tích cực đến chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, áp dụng pháp luật; góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính; giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật, góp phần giảm bớt những vụ việc vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong nhân dân. 

 

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật theo yêu cầu

của người dân tại buổi truyền thông và thực hiện Trợ giúp pháp lý ở cơ sở

(các thông tin cá nhân của người yêu cầu tư vấn được giữ bí mật tuyệt đối)
 

Thông qua các đợt truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở công tác tuyên truyền, phổ biến về Trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh lồng ghép dưới nhiều hình thức như sân khấu hóa, phiên tòa giả định, … đã cấp phát hàng ngàn tờ gấp pháp luật cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Từ kết quả trên chứng minh rằng:
 

Thứ nhất về Đánh giá hiệu quả công tác thi đua-khen thưởng về công tác trợ giúp pháp lý: Phương án nâng cao chất lượng thi đua trong lĩnh vực truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở bằng “điểm cộng” trong công tác tổ chức phối hợp và thực hiện đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ để các đơn vị Phòng Tư pháp tăng cường tổ chức, phối hợp truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở, là một trong những cơ sở để đánh giá thi đua công tác trợ giúp pháp lý nói riêng và ngành Tư pháp nói chung.
 

Thứ hai Đảm bảo người dân được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí: đẩy mạnh thi đua đã thúc đẩy tăng số cuộc truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở, dần tạo nền tảng cơ bản cho người dân thành phố được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, tăng tính nhận diện về trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm 100% người dân được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu, thực hiện đúng phương châm “Luôn luôn đi cùng dân”. Hướng đến đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tạo điều kiện cho người dân được nâng cao điều kiện và chất lượng sống, đảm bảo giảm nghèo bền vững, ổn định xã hội.
 

 

Thứ ba Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: Giải pháp phối hợp hướng về cơ sở đã đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông, một trong những giải pháp hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, tránh được các nguy cơ bị xâm hại, bạo hành, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em….

 

Thông tin

  • Tác giả: Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh)