Mã Số N2024: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền về phòng chống cháy nổ, tai nạn trong phòng thí nghiệm ở thời đại 4.0”

  - Chia sẻ:    

 

 

Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, giáo viên. Trường trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình. Trong đó có 1 phòng thực hành KHTN, 1 phòng thực hành Công nghệ, 2 phòng thực hành tin học. Một số thí nghiệm có phản ứng sinh lửa, sinh nhiệt. Phòng thí nghiệm hóa học là khu vực luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ cao trong các trường học.

 

Hiện nay các em học sinh chỉ xem những tiết học thí nghiệm thực hành là những buổi học để các em vui chơi, là những tiết học mà các em không phải ghi chép vào tập vở, các em cũng không còn quan tâm đến giáo viên hướng dẫn thực hành thí nghiệm nữa, vì nếu muốn các em có thể lên mạng tìm thì vô số thông tin về nội dung buổi học đó tràn lan trên mạng, các em đâu biết rằng học thực tế tại phòng thực hành thí nghiệm sẽ bổ ích rất nhiều, những buổi học thực tế sẽ giúp cho các em dễ hiểu bài và nhớ lâu hơn là các em học trên mạng. Sau nhiều năm trăn trở suy nghĩ phải làm sao cho các em yêu thích, hứng thú hơn trong những buổi học thực tế tại phòng thí nghiệm thực hành, và khi các em đã yêu thích những tiết học thực tế thì phải làm thế nào để đảm bảo an toàn cho các em khi đến với phòng thực hành thí nghiệm.

 

 Hướng giải quyết các vấn đề nêu trên: Được giải quyết theo các biện pháp

 

  + Biện pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu và tư liệu.

 

  + Biện pháp 2: Sử dụng các kỹ năng dựng video bằng phần mềm, capcut, canva và kỹ năng marketing sau khi đã chọn lọc các số liệu, các tài liệu (xây dựng clip để tuyên truyền về các phương pháp và các nguyên nhân gây cháy nổ).

 

+ Biện pháp 3: Thực hiện các giải pháp. Đây là phương pháp quan trọng nên

tôi phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ, tai nạn trong phòng thí nghiệm.

 

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát dụng cụ, hóa chất thiết bị hàng năm.

 

- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn những nguyên nhân gây cháy nổ, tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nêu một số dẫn chứng về các nguyên nhân gây hỏa hoạn bằng các tư liệu video.

 

- Tổ chức quản lý và sử dụng thiết bị, hóa chất. Nêu kết quả đạt được.

 

+ Biện pháp 4: Quan sát và khảo sát và đánh giá kết quả đạt được của đề tài.

 

Nội dung cụ thể thực hiện các biện pháp.

 

   Biện pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu và tư liệu.

 

   Giai đoạn này là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong dự án và cũng là bước khởi đầu cho dự án. Do tính chất quan trọng của bước này nên khi thực hiện bước này phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

 

  + Các số liệu mà tôi thu thập phải thật sự chính xác, các nguồn thông tin phải chính tôi.

 

  + Các số liệu về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tại đơn vị phải chính xác, phải đầy đủ về mặt hạn chế cũng như mặt tích cực của các thiết bị.

 

  + Tôi phải nắm rõ các loại hóa chất, các trang thiết bị tại phòng thực hành, để từ đó tôi phân tích và thực hiện các giải pháp trong đề tài.

 

   Biện pháp 2: Sử dụng các kỹ năng dựng video bằng phần mềm capcut, canva và kỹ năng marketing sau khi đã chọn lọc các số liệu, các tài liệu (xây dựng clip để tuyên truyền về các phương pháp và các nguyên nhân gây cháy nổ).

 

- Dùng các phần mềm dựng phim để thực hiện clip, người thực hiện đề tài có

thể sử dụng các phần mềm Capcut, Canva… trên điện thoại cũng có thể làm được.

 

  Lưu ý khi sử dụng hình ảnh và video tư liệu trong đề tài phải có nguồn trích dẫn để không bản quyền của tác giả.

 

  - Người phụ trách thực hiện clip phải chú ý trong khâu chọn hình ảnh và âm thanh (âm nhạc) để không ảnh hưởng về quyền tác giả của những hình ảnh và âm thanh mình thực hiện trong sản phẩm của mình. Tôi nghĩ mình nên dùng hình ảnh của đơn vị mình và chọn lọc kỹ những âm thanh không có vi phạm bản quyền bằng cách tra cứu trên mạng xã hội về âm thanh được phép sử dụng.

 

Biện pháp 3: Thực hiện các giải pháp. Đây là phương pháp quan trọng nên tôi phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

 

    Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ, tai nạn trong phòng thí nghiệm

 

  • Xây dựng nội quy phòng thực hành thí nghiệm, nội quy phòng cháy chữa cháy.
     
  • Thông báo, phổ biến các giải pháp phòng tránh cháy nổ tại phòng thực hành thí nghiệm.
     
  • Thường xuyên kiểm tra các bình chữa cháy đảm bảo còn hạn sử dụng.
     
  • Đảm bảo các lối ra vào và cửa phòng được giữ sạch, đảm bảo không có vật cản trên đường đi, có đủ ánh sáng và kí hiệu chỉ dẫn rõ ràng
     
  • Có kế hoạch và lịch kiểm tra định kỳ để đảm bảo lối ra vào và lối thoát khẩn cấp luôn hoạt động tốt và đảm bảo an toàn cho mọi người trong trường học.
     
  • Tham mưu Hiệu trưởng tổ chức các cuộc diễn tập phòng cháy và chữa cháy, trang bị bình chữa cháy đầy đủ.
     
  • Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát dụng cụ, hóa chất thiết bị hàng năm.
     
  • Tiến hành kiểm tra lại hóa chất bị sau những tiết thực hành thí nghiệm, để đảm bảo dụng cụ vào hóa chất còn đầy đủ.
     
  • Thường xuyên kiểm tra đảm bảo các thiết bị, dây dẫn điện an toàn.
     
  • Đề xuất bổ sung hóa chất, thiết bị kịp thời.
     
  • Phối hợp với Giáo viên bộ môn để quản lý tốt các tiết thực hành.
     
  • Trang bị đủ các bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, bao tải, xô chậu v.v....
     
  • Thực hiện các biện pháp ngăn chặn những nguyên nhân gây cháy nổ, tai nạn trong phòng thí nghiệm.
     
  • Sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng chất cháy, nguồn nhiệt khi thí nghiệm phải đúng cách đối với các chất như thioethanol (ete), cyclohexatriene (benzen), propanone (axeton)...
     
  • Lưu trữ và sử dụng chất lỏng, chất rắn hoặc khí nguy hiểm theo quy định an toàn, đảm bảo các sản phẩm hóa học không tiếp xúc với nhau, tránh tạo ra phản ứng nguy hiểm.
     
  • Sử dụng thiết bị điện an toàn và đúng cách, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ.
     
  • Tuân thủ các quy trình an toàn và hướng dẫn sử dụng thiết bị trong phòng thí nghiệm, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
     
  • Gắn chuông báo cháy
     
  • Trang bị cho phòng thí nghiệm hóa học cần có phương tiện như: áo choàng, găng tay cao su, kính bảo hộ, quạt thông gió v.v....
     
  • Khi sử dụng hóa chất phải đọc kỹ nhãn hiệu, nắm vững ý nghĩa các nhãn hiệu biểu thị tính độc hại. Chú ý cách lấy hoá chất, cách bảo quản hóa chất. Trong quá trình làm thí nghiệm có hơi độc thoát ra phải làm ở nơi thoáng gió hoặc trong tủ hốt.
     
  • Trang bị tủ thuốc sơ cứu của phòng thí nghiệm: đặt ở vị trí thích hợp nhất và do nhân viên thiết bị trực tiếp quản lý. Tủ thuốc sơ cứu này cần trang bị các dụng cụ vật tư y tế như bông y tế, gạc, băng, panh gắp, kéo, bộ xi lanh – kim tiêm, thuốc thì nên trang bị một số thuốc cầm máu (dung dịch cồn iốt 5%), thuốc sát trùng (dung dịch thuốc tím cồn). Trong phòng thí nghiệm cần ghi một số điện thoại cần liên hệ khẩn cấp (Ghi chữ to, đậm nét để nơi dễ thấy nhất, Số điện thoại gọi báo có cháy + Số điện thoại gọi cấp cứu)
     
  • Tổ chức quản lý và sử dụng thiết bị, hóa chất.Các thiết bị dạy học đã được sắp xếp một cách khoa học theo các loại hình trong các tủ, giá để thuận tiện quản lý, bản quản và sử dụng:
     

    Các dụng cụ bằng kim loại phải để ở ngăn khô ráo, không để chung với các hóa chất để tránh gây rỉ sét, các dụng cụ thủy tinh phải được rửa sạch sẽ sau khi làm thí nghiệm, được sấy và úp ngược trong các giá thích hợp rồi đặt trong ngăn của tủ, giá thí nghiệm, các hóa chất phải được sắp xếp, quản lí để đảm bảo độ tinh khiết, an toàn.

 

   Thường xuyên kiểm kê, kiểm định các hóa chất có trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là các hóa chất có nguy cơ cháy nổ, độc hại đề phòng sự cố rò rỉ, thất thoát hóa chất ra môi trường.

 

Ngoài ra, trên mỗi thiết bị đựng hóa chất phải có các ký hiệu cụ thể, trong đó có các ký hiệu quy định tính nguy hiểm cháy, nổ.

 

   Phổ biến đến với giáo viên, học sinh một số lưu ý khi sử dụng phòng thực hành.

 

  - Ý thức hơn khi sử dụng điện, chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép đã được tính toán khi thiết kế.

 

  - Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm, đi giày kín mũi và quần dài hạn chế tổn thương ở phần chân, không đi sandal (giày xăng-đan) hay quần ngắn vào phòng thí nghiệm, tóc dài cần cột gọn lại, nhất là khi dùng lửa ngoài, không phải là trong lò kín.

 

- Nghiêm cấm ăn, uống, chạy giỡn trong phòng thí nghiệm

 

- Các thí nghiệm với các chất độc, chất bay hơi phải tiến hành trong tủ hút

 

- Hướng dẫn cách phân biệt bình chữa cháy và bình chữa cháy bột cho học sinh biết để xử lý các sự cố khi cần thiết.

 

Liên lạc các cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương nếu hóa chất bạn tiếp xúc có chứa thành phần gây bỏng hoặc tính ăn mòn. Lưu ý nên cẩn thận khi thao tác với các loại hóa chất có tính chất axit cao.

 

Để các tiết thực hành thí nghiệm đạt hiệu quả và an toàn học sinh cần nắm các nội dung sau:

 

+ Tìm hiểu kĩ nội dung cần thí nghiệm;

 

+ Nắm rõ các thao tác thực hành, cách lấy hóa chất hợp lý, cách sử dụng dụng cụ...

 

+ Các quy tắc an toàn trong quá trình tiến hành thí nghiệm;

 

+ Các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra;

 

+ Phân loại và xử lý các chất thải sau khi thí nghiệm đã hoàn thành.

 

Biện pháp 4: Quan sát và khảo sát và đánh giá kết quả đạt được của đề tài.

 

Điều tâm đắc nhất và quan trọng nhất của tôi thông qua đề tài này là các em đã có một kiến thức nhất định về các loại hóa chất, biết được các phản ứng hóa học để các em biết cách sắp xếp và bảo quản các chất hóa học trong trường học.

 

Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đã quan sát các nhóm đối tượng nhất là học sinh. Các em đã ý thức được các vấn đề cháy nổ nơi phòng thực hành thông qua ý thức chấp hành các nội quy tại phòng thực hành, các em rất nghiêm túc khi vào phòng thực hành, các em biết lắng nghe và tuân thủ theo giáo viên phụ trách đã hưỡng dẫn….

 

Qua quá trình thực hiện những biện pháp trên tôi đã thu hoạch được những kết quả rất khả quan như sau:

 

   - Các thành viên trong đơn vị cũng ý thức và chủ động hơn trong công tác phòng cháy chữa cháy, chú ý hơn trong hoạt động các thiết bị điện.

 

   - Học sinh cũng đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cháy nổ, các biện pháp xử lý khi có sự cố trong quá trình học tập tại phòng thí nghiệm thực hành của trường học.

 

- Bảo vệ cũng thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy của đơn vị như: Các thiết bị bảo hộ, thời hạn sử dụng bình chữa cháy để kịp thời bơm nhiên liệu đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy.

 

   - Giáo viên, nhân viên quản lý phòng thực hành thí nghiệm cũng đã chủ động hơn kiểm tra và dán nhãn các hóa chất gây cháy nổ, thường xuyên lau chùi dọn dẹp các thiết bị thực hành để đảm bảo không gian phòng thực hành được thoáng mát.

 

   - Giáo viên chuyên môn KHTN, Vật lý - Công nghệ cũng chủ động hỗ trợ nhân viên thiết bị chuẩn bị các thiết bị dạy học cũng như chủ động đăng ký lịch thực hành cho các em học sinh, không còn tình trạng bị trùng tiết dạy tại phòng thực hành nữa. Qua đó giáo viên có nhiều thời gian hơn giảng dạy cho học sinh tại phòng thực

hành.

 

Ý nghĩa của đề tài.

 

- Giúp các em học sinh ý thức hơn trong quá trình học tập tại phòng thí nghiệm của đơn vị để tránh xảy ra những chuyện không mong muốn.

 

Kết quả, tính sáng tạo, hiệu quả kinh tế.

 

   + Về mặt kinh tế thì hoàn toàn không tốn về tài chính do tôi vận dụng được các kỹ thuật, kỹ năng cũng như kinh nghiệm công tác tại đơn vị để áp dụng thực hiện đề tài.

 

   + Đáp ứng được tính thực tế, các thành viên trong đơn vị cũng như học sinh dễ dàng tiếp cận các phương pháp và nguyên nhân gây cháy nổ thông qua các link video, mã QR mà tôi đã đăng trên nền tảng youtube và trên các trang mạng xã hội.

 

   + Số lượng tiếp cận với 02 video mà tôi thực hiện về các phương pháp ngăn chặn cháy nổ và các nguyên nhân gây ra cháy nổ khoảng 2.075 lượt.

 

   + Trải qua các giai đoạn trong đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền về phòng chống cháy nổ, tai nạn trong phòng thí nghiệm ở thời đại 4.0” mà tôi cùng với giáo viên kết hợp mang đến cho các em học sinh trong khoảng thời gian ngắn mà hiệu quả mang lại cho các em là rất lớn thông qua kết quả đạt được của các em như:

 

+ Các em nắm vững hơn về các kỹ năng, các phương pháp cháy nổ.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM. 

 

Hội Thi Làm Đồ Dùng Dạy Học Cấp Trường

 

Hội Thi Làm Đồ Dùng Dạy Học Cấp Trường

 

Thầy cô các đơn vị bạn tham gia tiết dạy tại phòng Thực hành thí nghiệm 

 

Tiết học thực hành thí nghiệm của các em học sinh

 

Thông tin email: thutrangthb@gmail.com

 

Thông tin

  • Tác giả: Trần Thu Trang