Mã số N2013: Tái chế bã cà phê - Giải pháp xanh cho môi trường & lao động xanh cho xã hội theo hướng kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong địa phương có lượng tiêu thụ cà phê lớn nhất cả nước cùng với đó là lượng bã cà phê thải ra môi trường nhưng đến nay vẫn chưa có một giải pháp triệt để nhằm tận dụng và biến rác từ bã cà phê thành những sản phẩm thân thiện với môi trường, hữu ích với tiêu chí tiện lợi, dễ làm với chi phí đầu tư thấp. Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã đề xuất và ứng vào thực tế quy trình “Tái chế bã cà phê giải pháp xanh cho môi trường & lao động xanh cho xã hội theo hướng kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững”
Giải pháp để giảm thiểu rác thải ra môi trường, tái chế tại nguồn mà mang một ý nghĩa sâu sắc hơn chính là nâng giá trị hình ảnh, ghi nhận những người lao động trực tiếp làm công việc liên quan đến môi trường phù hợp với xu thế khi họ trực tiếp tham gia vào quá trình góp phần giảm thiểu rác thải, tái chế rác thải, tạo việc làm mới cho xã hội để tiếp thêm sức mạnh, động lực để họ lan tỏa chia sẻ đến nhiều người hơn nữa.
I. VẤN ĐỀ RÁC TỪ BÃ CÀ PHÊ
1. Số lượng bã cà phê thải ra môi trường là bao nhiêu?
Theo khảo sát dựa trên dân số tại hai địa phương Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy rằng một ngày số lượng ly cà phê được tiêu thụ cũng sẽ tương ứng với số lượng bã cà phê gần như bị bỏ đi ra ngoài môi trường, chỉ rất ít chúng được tái chế nhưng việc này không đáng kể với số lượng thải ra:
2. Công dụng và ứng dụng của bã cà phê trong đời sống tại Việt Nam:
- Dùng để tẩy tế bào chết cho da.
- Treo xe để khử mùi hôi xe ô tô, tủ lạnh, giày dép, nhà vệ sinh, phòng khách,…
- Làm phân bón cho cây trồng.
- Làm chất đốt.
- Ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như nước lau sàn, nước tẩy bồn cầu, nước rửa chén, nước tẩy rỉ sét, nước lau kính, nước đuổi côn trùng…và còn rất nhiều ứng dụng khác.
Hành động tái chế bã cà phê sẽ mang lại rất nhiều giá trị kinh tế cho xã hội có thể kể đến như tạo ra công việc mới cho người lao động, giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cho xã hội, là hiệu ứng lan tỏa, tuyên truyền đến người dân không chỉ ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp mà còn biến loại rác thải thành tiền, việc tái chế bã cà phê này khá phù hợp cho các chị em phụ nữ, giúp chị em phụ nữ khởi nghiệp khi kết hợp với Hội liên hiệp phụ nữ và những người lao động khác. Giá trị không thể nhắc đến mà tái chế bã cà phê chính là giảm thiểu rác thải môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, giảm lượng khí có hại cho môi trường,…
II. QUY TRÌNH TÁI CHẾ BÃ CÀ PHÊ
Quy trình này thể hiện rõ ràng mô hình kinh tế tuần hoàn hợp tác giữa các bên, vòng đời sản phẩm được tái sinh, được kéo dài, tạo ra giá trị kinh tế. Đây được xem là tính sáng tạo trong việc hợp tác các bên đều có lợi ích kinh tế, tuần hoàn:
Bước 1: Thu gom bã cà phê tại chuỗi quán cà phê, nhà máy sản xuất cà phê.
Bước 2: Sau khi bã cà phê được tập trung lại chất lọc, loại bỏ các vật trộn lẫn trong bã cà phê, sau đó mang đi phơi khô.
Bước 3: Bã cà phê sau khi đã qua xử lý xong sẽ phân loại sản xuất từng sản phẩm như dòng sản phẩm viên nén thì phối trộn với bột cây bời lời hoặc nguyên liệu thân thiện môi trường. Tùy loại sản phẩm sẽ có sự phối trộn theo công thức, nguyên liệu phù hợp.
Bước 4: Nhồi bột, sau đó cho vào khuôn ép, phơi khô tạo thành phẩm
Bước 5: Thành phẩm sẽ chuyển đến các đại lý phân phối. Những đại lý phân phối cũng chính là các nơi cung cấp bã cà phê.
Đối với sản phẩm viên nén cà phê được làm hoàn toàn từ thủ công, dễ làm, chi phí đầu tư rất thấp, giá của mỗi khuôn ép chỉ vài chục ngàn đồng vì thế mà ai cũng có thể làm được sản phẩm này cho nên tính ứng dụng và nhân bản mô hình cho mọi người rất khả thi. Thời gian ép một đơn vị sản phẩm chỉ mất khoảng 2-3 phút, mỗi ngày năng suất một người lao động bình thường làm ra được khoảng 100-200 đơn vị sản phẩm. Giá cho mỗi sản phẩm vào khoảng 20.000đ – 100.000đ, tùy loại sản phẩm.
LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG:
- Giải quyết vấn đề rác thải ra môi trường.
- Giảm tình trạng lãng phí với nguồn nguyên liệu được tái chế này.
- Giảm lượng phát thải khí nhà kính.
- Giảm lượng khí CO2.
- Tạo ra thêm việc làm cho hàng chục ngàn người lao động, cùng đó là giảm thiểu tệ nạn xã hội.
- Phát huy được tinh thần, định hướng phát triển mô hình hợp tác xã tại Việt Nam.
LỢI ÍCH XÃ HỘI:
- Tạo ra nguồn thu nhập mới cho bà con.
- Nâng cao giá trị kinh tế của bã cà phê.
- Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển như là vận tải, công nghệ, tái chế,…
- Tạo ra nguồn nguyên liệu mới cho xã hội, cho các doanh nghiệp khác.
LỢI ÍCH KINH TẾ:
- Tạo ra việc làm mới cho xã hội
- Nâng cao giá trị của bã cà phê
- Doanh thu từ thương mại hóa các sản phẩm tái chế từ đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm tiêu dùng,…
- Doanh thu từ thương mại nguồn nguyên liệu bã cà phê cung cấp cho các ngành nghề khác trong xã hội.
- Kéo theo các giá trị kinh tế của các ngành có liên quan trực tiếp trong việc sản xuất, tái chế thành phẩm các sản phẩm từ bã cà phê.
- Không chỉ dừng lại tái chế bã cà phê mà mô hình tái chế tại nguồn, phương pháp dễ làm, chi phí đầu tư rất thấp thì có thể áp dụng cho các loại rác thải khác trong xã hội, có thể thấy rằng giá trị kinh tế được tạo ra từ rác thải ở TPHCM là rất lớn, cũng từ đó sẽ tác động, lan tỏa đến các tỉnh thành khác trong cả nước với mô hình này.
III. KẾT QUẢ LAN TỎA QUY TRÌNH TÁI CHẾ BÃ CÀ PHÊ THÀNH SẢN PHẨM HỮU ÍCH
IV. LAN TỎA QUY TRÌNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ
Vấn đề môi trường luôn là vấn đề lớn của xã hội nên việc góp phần cho sự phát triển xanh và bền vũng của thành phố là việc không chỉ dừng lại một cá nhân, một tổ chức tái chế mà mỗi người dân đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh cần chung tay, mỗi người chỉ cần góp sức một chút thôi thì dù vấn đề lớn nào cũng sẽ được giải quyết.
Thông điệp mà tác giả muốn chia sẻ, lan tỏa:
“Cùng nhau tái chế, cùng nhau biến rác thành tiền vì rác chính là tài nguyên”
Và với việc tái chế bã cà phê này thì “Tái chế không khó, chỉ cần bạn chịu khó”
Đó là những gì mà tác giả đã chia sẻ, lan tỏa quy trình cũng như sẵn sàng chia sẻ cách thức tạo nên sản phẩm hoàn thiện từ bã cà phê mỗi khi có cơ hội tại các nơi mà tác giả đến để hướng dẫn cho nhiều người cùng nhau tái chế bã cà phê nhằm giảm thiểu rác thải và hướng tới phát triển xanh và bền vững cho Thành phố.
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẬN 1 - TPHCM
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ PHƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ PHƯỜNG 5, QUẬN 3
HỆ THỐNG TRƯỜNG PATHWAY TUỆ ĐỨC – CƠ SỞ NGUYỄN SỸ SÁCH – khoảng 400 học sinh và giáo viên
HỆ THỐNG TRƯỜNG PATHWAY TUỆ ĐỨC, CƠ SỞ ĐÔNG HƯNG THUẬN QUẬN 12 – khoảng 250 học sinh và giáo viên
HỆ THỐNG TRƯỜNG INSPIRE KHAI NGUYÊN – CƠ SỞ TẠI TPHCM - 300
Đã hỗ trợ thành công chị em phụ nữ tại Hội LHPN Phường 14 – Quận 10 tại cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp xanh đạt được giải
Thông tin
- Tác giả: Nguyễn Tấn Lộc