Mã số N2005: Thiết kế nội dung dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng quản lí tài chính vào các môn học lớp 4
Giáo dục tài chính là giáo dục khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền trong cuộc sống như: kiếm tiền, sử dụng tiền, quản lí tiền, tiết kiệm tiền,… có hiệu quả nhất. Giáo dục tài chính có thể tạo nên sự khác biệt, trang bị cho những người trẻ có kiến thức, kĩ năng và sự tự tin để chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình vàxây dựng một tương lai an toàn hơn cho bản thân vàgia đình. Các trường giáo dục tài chính cho học sinh, từng bước trang bị kiến thức và kĩ năng tốt hơn, giúp học sinh biết đưa ra một cách hiệu quả và có trách nhiệm các quyết định của công dân toàn cầu của thế kỷ 21.
Kĩ năng quản lý tài chính là một trong những kĩ năng quan trọng của công dân thế kỷ 21, không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc học cách quản lý tài chính ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con người sống tự tin, tự lập và có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội. Hơn thế, những bài học về việc quản trị và lập kế hoạch tài chính cũng giúp củng cố năng lực phân tích và tư duy ở trẻ, chuẩn bị hành trang thật tốt cho việc học tập và làm việc trong tương lai. Việc nắm các kiến thức, kĩ năng liên quan đến quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp học sinh trở thành người tự chủ, độc lập và hiểu rõ bản thân mình muốn gì.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất của con người cũng ngày một tăng lên. Trong đó, tiền được coi là một phương tiện dùng để thỏa mãn nhu cầu vật chất không thể thiếu đối với mỗi người. Tiền không chỉ ảnh hưởng lớn đến người trưởng thành mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm và hành vi của học sinh, đặc biệt là học sinh giai đoạn tiểu học Giai đoạn này học sinh chưa tự kiếm được tiền mà hoàn toàn do cha mẹ hoặc người lớn chu cấp. Mỗi học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khác nhau thì nhu cầu sử dụng và tiết kiệm tiền khác nhau.
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ năm 2006 và 2018 đều chưa có một môn học riêng về giáo dục tài chính.
Tích hợp giáo dục tài chính vào các môn học khác như Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm như một kĩ năng sống, đan xen vào nội dung các môn học sẽ không gây quá tải về mặt kiến thức cho học sinh. Hơn nữa, nội dung giáo dục tài chính lồng ghép vào các môn học giúp giáo viên có nhiều lựa chọn về việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm thu hút học sinh.
Chúng tôi quyết định tiếp tục thực hiện đề tài “Thiết kế nội dung dạy học tích hợp giáo dục tài chính vào các môn học lớp 4”.
Kết quả mang lại:
Dựa trên nguyên tắc S.O.S và kết quả khảo sát thực trạng một số trường tiểu học trên địa bàn Quận 1, chúng tôi đề xuất các nội dung dạy học như bảng bên dưới. Đầu tiên, học sinh được khơi gợi niềm yêu thích đối với một kĩ năng mới là quản lí tài chính. Chúng tôi không sử dụng con đường truyền thống là tìm hiểu định nghĩa, giải thích tầm quan trọng của kĩ năng quản lí tài chính. Nghiên cứu này mong muốn dẫn dắt học sinh đến với kĩ năng này một cách tự nhiên thông qua hoạt động tìm hiểu về các loại tiền Việt Nam; ưu và nhược điểm của các loại tiền (tiền đồng, tiền giấy,…)
Ở chủ đề đầu tiên, chúng tôi cho các em tìm hiểu chung về tiền. Lên lớp 4, các em được học môn Lịch sử, vì vậy chúng tôi mong muốn cho các em học về tiền Việt Nam qua các giai đoạn Lịch sử. Đồng thời, các em cũng sẽ được tìm hiểu về công dụng của tiền. Ở chủ đề này, học sinh có cơ hội rèn luyện năng lực tự học bằng cách tự tìm hiểu tài liệu, thu thập các thông tin về tiền Việt Nam qua các thời kì, sau đó lên lớp trình bày cho các bạn.
Chủ đề thứ hai, các em sẽ được tìm hiểu về ngân hàng. Đối với học sinh lớp 4, ngân hàng là nơi không quá xa lạ với các em. Các em có thể trình bày một số điều cơ bản về ngân hàng, ví dụ ngân hàng là nơi giữ tiền và thực hiện các giao dịch về tiền bạc. Các em cũng được trải nghiệm làm quen với việc giao dịch trong ngân hàng qua việc điền vào giấy tờ in sẵn các mẫu giấy tờ trong giao dịch ngân hàng. Qua chủ đề này, các em sẽ biết thêm thông tin, trẻ em có thể sử dụng được thẻ ATM, nhưng đó là thẻ phụ. Số tiền rút ra từ thẻ phụ là số tiền từ tài khoản của cha mẹ, chứ không phải từ tài khoản các em.
Chủ đề thứ ba là tiết kiệm tiền, bên cạnh việc sử dụng tiền, thì việc tiết kiệm tiền cũng cần được chú trọng. Học sinh sẽ được học khái niệm về tiết kiệm tiền và thực hành tiết kiệm tiền trên lớp. Chủ đề thứ bảy: “Tiết kiệm tiền” là cơ hội để học sinh chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm của chính bản thân trong quá trình học và áp dụng kĩ năng quản lý tài chính vào cuộc sống.
Ở chủ đề thứ tư, học sinh sử dụng tiền để tham gia các hoạt động nhân đạo, ví dụ như mua quà tặng bạn nghèo, gây quỹ vì bạn nghèo. Các hoạt động nhằm mục đích nhân đạo giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái, biết sẻ chia, cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn. Theo quy tắc S.O.S, giáo viên có thể khơi gợi ở học sinh sự đồng cảm và lòng yêu thương, mong muốn giúp đỡ người khác. Tập thể học sinh cùng nhau áp dụng kĩ năng mới này để thực hiện một dự án từ thiện vì cộng đồng. Hoạt động này vừa có ý nghĩa nhân đạo, vừa giúp nâng cao sự gắn kết tập thể.
Chủ đề thứ năm, học sinh được học cách sử dụng tiền trong hoạt động hàng ngày một cách hợp lí. Sau khi được học cách S (saving: tiết kiệm), O (offering: từ thiện), học sinh được học về chữ cuối cùng trong quy tắc là S (spending). Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 4 có tâm lý thích mua rất nhiều thứ để thể hiện bản thân với bạn bè xung quanh nên học sinh khó kiểm soát được việc sử dụng tiền của mình. Hơn nữa, quá trình học tập tại trường sẽ phát sinh một số nhu cầu cần sử dụng tiền như mua sách, mua dụng cụ học tập.
Ở chủ đề cuối cùng, học sinh sẽ được làm quen với một khái niệm khá mới mẻ đó là đầu tư. Học sinh sẽ có một hoạt động liên quan đến đầu tư thông qua app trò chơi điện tử. Đây sẽ là bước đệm cho việc học quản lí tài chính cấp độ cao hơn ở những năm học sau.
Qua đó, kĩ năng này sẽ được hình thành kĩ năng một cách tự nhiên và dễ khắc sâu cho học sinh. Chi tiết các nội dung để giáo dục quản lý tài chính cho học sinh lớp 4 được chúng tôi thiết kế thành một sổ tay các hoạt động dạy học, bổ trợ cho giáo viên lớp 4.
Bảng 1. Bảng tổng hợp nội dung giáo dục quản lý tài chính cho học sinh lớp 4
Phụ lục 1: Một số ý tưởng tích hợp Giáo dục tài chính vào các môn học
Phụ lục 4. Một số hình ảnh thử nghiệm.
Học sinh tìm hiểu và ghi lại lại chi tiêu của mình trong hoạt động “Hành trình về cố đô”.
Một số phiếu chi tiêu của học sinh.
Thông tin
- Tác giả: Đoàn Thị Yến Nhi