Mã số N1099: Casso - Kiến tạo công nghệ tài chính mở
Ở các nước phát triển, Ngân hàng mở (Open Banking), hay rộng hơn, tài chính mở (Open Finance) đã trở thành một tiêu chuẩn và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Xu thế công nghệ này bắt đầu ở Việt Nam từ 2018 nhưng đến nay, giá trị mang lại vẫn còn hạn chế. Casso bắt đầu phát triển các ứng dụng tài chính mở từ sớm, và đã trải qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với niềm tin vào những giá trị to lớn mà xu thế này mang lại, Casso chấp nhận vai trò của người tiên phong, kiến tạo công nghệ tài chính mở tại Việt Nam, thông qua việc phát triển hệ sinh thái ứng dụng và xây dựng nền tảng kết nối cho nhà phát triển.
1. Hiện trạng tài chính mở tại Việt Nam
Trong nhiều năm triển khai quy trình thanh toán và giải pháp quản lý dòng tiền doanh nghiệp, Casso nhận thấy phần lớn đang sử dụng sức người. Các công việc thủ công có tính chất lặp lại tiêu tốn nhiều nhân lực. Đặc biệt, với một số quy trình yêu cầu phản hồi tức thời như xác nhận thanh toán, nhân viên phải “trực chiến” 24/7 để hỗ trợ khách hàng.
Kinh doanh là câu chuyện về dòng chảy của tiền bạc. Một hoạt động kinh tế thường sẽ đi kèm với một giao dịch tài chính, đa số thông qua ngân hàng. Một giao dịch ngân hàng vào tài khoản doanh nghiệp thường sẽ là bắt đầu của một chuỗi các quy trình của doanh nghiệp đó. Điển hình như:
- Các nhân viên liên quan cần được thông báo là khách hàng đã chuyển tiền
- Nhân viên phụ trách quản trị website bán hàng phải đăng nhập và xác nhận một đơn hàng tương ứng đã được thanh toán
- Nhân viên kế toán phải xuất một hoá đơn điện tử tương ứng với đơn hàng
- Nhân viên hành chính phải ký, đóng dấu và gửi hợp đồng
- Nhân viên kế toán phải nhập liệu thông tin đơn hàng vào phần mềm kế toán, ERP
- Nhân viên phân tích dữ liệu phải nhập liệu vào bảng tính để làm báo cáo thống kê
- … và rất nhiều những phần mềm khác cần phải được nhập liệu thông tin giao dịch.
Những quy trình thủ công nêu trên tiêu tốn của doanh nghiệp nhiều thời gian và nhân lực. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể được thực hiện tự động bằng phần mềm. Với điều kiện tiên quyết là ngân hàng phải mở dữ liệu, tức là cho phép các phần mềm/hệ thống khác truy cập dữ liệu giao dịch của tài khoản khách hàng mở tại ngân hàng thông qua API.
Ở các khu vực phát triển như Châu Âu, mở dữ liệu là một yêu cầu bắt buộc với các ngân hàng, tổ chức tài chính. Các doanh nghiệp tại Châu Âu nhờ đó có thể dễ dàng ứng dụng tài chính mở nhằm tối ưu quy trình quản lý và cắt giảm chi phí, tạo nên lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp ở khu vực khác.
Ở Việt Nam, có hơn 50 ngân hàng, 1000 tổ chức tài chính & liên quan (tổ chức tín dụng, cổng thanh toán, ví điện tử, chứng khoán, bảo hiểm xã hội, thuế …). Từ 2018, các ngân hàng, tổ chức tài chính đã bắt đầu quan tâm tới việc mở dữ liệu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong số đó, khung pháp lý chưa hoàn thiện và chưa có những tiêu chuẩn chung về dữ liệu, nên mỗi ngân hàng, tổ chức tài chính đang thực hành mở dữ liệu theo những cách khác nhau, cấu trúc dữ liệu khác nhau và quy trình, quy định khác nhau.
Nhà phát triển muốn xây dựng một tính năng/ sản phẩm cho phép người dùng cuối kết nối tài khoản từ một tổ chức tài chính bất kì nào đó sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc thỏa thuận, ký kết, và đặc biệt là thời gian thiết kế, lập trình, triển khai, có khi hàng năm trời. Tưởng tượng phải làm hàng nghìn lần như vậy, đối với nhiều nhà phát triển, điều này không khả thi. Do đó, hệ sinh thái ứng dụng tài chính mở tại Việt Nam đang rất nghèo nàn, và từ đó, ngân hàng lại càng thiếu động lực để mở dữ liệu của họ.
2. Kiến tạo công nghệ tài chính mở
Tin tưởng vào giá trị mà xu thế ngân hàng mở, tài chính mở có thể mang lại cho xã hội. Nhiều năm qua, Casso tập trung thúc đẩy công nghệ tài chính mở tại Việt Nam, mang đến khả năng tiếp cận tài chính mở dễ dàng hơn cho người dùng / doanh nghiệp thông qua bốn hoạt động chính:
Hoạt động 1: Mở rộng quan hệ đối tác với ngân hàng
Để xây dựng nền tảng tài chính mở, nhân tố đầu tiên cần phải nhắc tới là ngân hàng, tổ chức tài chính. Casso xây dựng mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính bằng các hoạt động hợp tác xây dựng sản phẩm phục vụ khách hàng chung. Những hoạt động hợp tác mang về những kết quả tốt góp phần mang lại niềm tin và giúp mở rộng phạm vi hợp tác ngày càng rộng hơn.
Tính đến tháng 07/2023, Casso đạt thỏa thuận hợp tác với VietinBank, OCB, PVComBank và đang trong quá trình triển khai với 5 ngân hàng khác.
Hoạt động 2 : Trao quyền cho nhà phát triển
Một hệ sinh thái tài chính mở thành công cần phải có nhiều ứng dụng tài chính mở xuất sắc, mang lại giá trị cho người dùng. Casso tin rằng, để đạt được điều đó, nhà phát triển ứng dụng phải được tạo điều kiện tiếp cận các công nghệ tài chính mở.
Tháng 6/2021, khi tiêu chuẩn chuyển khoản liên ngân hàng VietQR vừa được công bố. Casso ra mắt VietQR Payment Kit (https://vietqr.io) cung cấp API giúp các nhà phát triển tích hợp nhanh chóng mã VietQR vào website. Sau hơn 2 năm triển khai, VietQR.io đã tạo ra hàng trăm triệu mã thanh toán, và mỗi ngày đạt gần 500.000 mã.
Casso đang thử nghiệm nội bộ và sắp ra mắt nền tảng bankHub, bao gồm ứng dụng di động bankHub giúp người dùng quản lý tập trung các tài khoản tài chính của họ từ nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính và phân quyền truy cập các tài khoản này theo một tiêu chuẩn API thống nhất. Với bankHub:
- Các nhà phát triển chỉ cần tích hợp với bankHub API thì đã có khả năng kết nối với hầu hết tổ chức tài chính Việt Nam.
- Các tổ chức tài chính, ngân hàng chỉ cần làm việc với nền tảng bankHub để mở ra chân trời các ứng dụng tài chính mở.
- Người dùng chỉ cần cài đặt một ứng dụng duy nhất để quản lý, ủy quyền, theo dõi, và thu hồi việc cấp quyền dữ liệu tài chính của mình.
Hoạt động 3: Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm
Ở góc nhìn của ngân hàng, mở dữ liệu là một bài toán đầu tư kinh tế, chi phí ngân hàng bỏ ra đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống Open Banking phải được đền đáp xứng đáng bởi lượng khách hàng, lượng tiền gửi thu hút được.
Trước khi được những ngân hàng đầu tiên bắt tay hợp tác, Casso đã bắt đầu với việc xây dựng các ứng dụng tài chính mở. Cho đến nay, các sản phẩm đã thu hút được hàng ngàn khách hàng doanh nghiệp và góp phần chứng minh được tiềm năng của tài chính mở. Trong số đó, tiêu biểu là 2 ứng dụng: Robot tài chính doanh nghiệp Casso và Hệ điều hành thanh toán payOS.
Hệ điều hành thanh toán payOS
Tính đến 06/2023, có 50 tổ chức được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Mô hình hoạt động của trung gian thanh toán là: Khi một giao dịch thanh toán một đơn hàng, tiền thanh toán sẽ được chuyển về đơn vị trung gian thanh toán. Sau 1-30 ngày, tiền mới được rút về tài khoản doanh nghiệp với một mức phí 1% - 5% giá trị giao dịch
Với các công nghệ tài chính mở: Open Banking API, Virtual Account Number, VietQR, App deeplink, Casso đã tạo nên một sản phẩm cách mạng, gọi là payOS, cho phép doanh nghiệp biến tài khoản ngân hàng thành một cổng thanh toán đa dụng.
payOS hứa hẹn sẽ dân chủ hoá dịch vụ cổng thanh toán. Bất kì một doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nào cũng có thể triển khai một cổng thanh toán để nhận tiền chỉ trong 10 phút.
Robot tài chính Casso
Robot tài chính Casso là một sản phẩm giúp các doanh nghiệp tập trung hóa dữ liệu tài chính từ nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính và tự động hóa các tác vụ liên quan tới dòng tiền: thanh toán - vận hành - tài chính - thuế - kế toán.
Thông qua giải pháp này, Casso giúp doanh nghiệp tự động hoá các tác vụ thủ công hằng ngày, tiết kiệm cho mỗi doanh nghiệp lên tới hàng ngàn giờ lao động mỗi tháng.
Hoạt động 4: Tích hợp với các ứng dụng khác
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi số diễn ra đã thay đổi cách doanh nghiệp vận hành. Mỗi doanh nghiệp sử dụng rất nhiều phần mềm, dịch vụ khác nhau để quản lý những khâu khác nhau. Hầu hết trong số đó đều ít nhiều liên quan tới tài chính. Casso nhận ra rằng thế giới hiện tại không thiếu phần mềm, dịch vụ. Cái thiếu là thiếu sự kết nối giữa các phần mềm, dịch vụ này lại với nhau.
Cho nên thay vì phát triển những ứng dụng mới, Casso lựa chọn chiến lược tích hợp. Các sản phẩm của Casso luôn được ưu tiên tích hợp vào các phần mềm có sẵn trên thị trường. Đặc biệt là các phần mềm thông dụng phát triển bởi các doanh nghiệp nước ngoài, vốn không có đội ngũ phục vụ riêng cho thị trường Việt Nam. Chiến lược này giúp doanh nghiệp trải nghiệm giá trị mang lại từ tài chính mở một cách dễ dàng, ngay trên chính phần mềm họ đang sử dụng.
Robot tài chính Casso hiện tại có thể tích hợp với hơn 15 ứng dụng: Giao tiếp nội bộ, bảng tính, nền tảng TMDT, email, ERP, kế toán.
3. Những thành quả bước đầu
Từ 2018, Casso khởi đầu là một nhóm dự án sinh viên được ươm tạo tại Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC), tọa lạc tại Khu Công Nghệ Phần mềm Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh (ITP)
Năm 2021, Casso thành lập doanh nghiệp và không lâu sau đó, nhận đầu tư từ quỹ VIISA (sáng lập bởi FPT và Dragon Capital)
Những nỗ lực của Casso được ghi nhận bởi những con số:
Thông tin
- Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH CASSO