Mã số N1085: Agribiosol – Giải pháp công nghệ sinh học nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ và bền vững

  - Chia sẻ:    

Midodi Biotek là công ty cung cấp các giải pháp công nghệ sinh học cho nông nghiệp, thủy sản theo hướng an toàn, hữu cơ và bền vững với các chủng vi sinh có lợi cho cây trồng trong điều kiện sinh thái tại Việt Nam.

Hình 1. Lễ kí kết tài trợ dự án giữa công ty TNHH Midoli và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) trong Dự án mã số VINIF.2020.NCUD.DA240.

Trong canh tác nông nghiệp, phân bón vô cơ là một trong những yếu tố thiết yếu trong việc quyết định năng suất cây trồng và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Theo số liệu của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho thấy, nước ta có khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi năm khoảng trên 10 triệu tấn, trong khi đó giá thành phân bón vô cơ hàng năm ngày càng tăng cao. Kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45-50%. Hiện nay, việc lạm dụng phân bón, tiêu biểu là phân bón đạm, lân đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Lượng đạm dư thừa không được cây sử dụng hiệu quả, bị rửa trôi, thấm vào đất và nguồn nước gây ô nhiễm đất – nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đạm dư thừa bị chuyển hóa thành dạng nitrat (NO3-) hoặc nitrit (NO2-) và chuyển hóa sang phát thải khí N2O - một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Mặc khác, nitrat là dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thủy sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn sử dụng nguồn nước. Gây hại cho sức khỏe con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc sử dụng các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau củ quả tươi có hàm lượng dư thừa nitrat, gây nguy cơ về sức khỏe đối với cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Nhiều nghiên cứu y học đã xác định NO2- ảnh hưởng đến sức khỏe: gây ra chứng máu methaemoglobin và nguy cơ ung thư. Một số loại phân bón có tồn dư axit làm chua đất, giảm năng suất cây trồng và tăng độc tố trong đất. Một thực trạng nữa có thể kể đến là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, đúng liều lượng, sử dụng loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, nguy hại ảnh hưởng đến môi trường đất – nước. Dư lượng hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính, cũng như mối nguy hại dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư cho người tiếp xúc và sử dụng chúng, Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học vừa làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Công ty TNHH MIDOLI đã mạnh dạn đề xuất và vinh dự nhận được tài trợ kinh phí nghiên cứu ứng dụng từ Quỹ đổi mới sáng tạo VINGROUP- VINIF cho dự án “AGRIBIOSOL - Giải pháp công nghệ sinh học nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ và bền vững” để hoàn thiện công nghệ, các sản phẩm vi sinh phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ và tăng cường thử nghiệm hiệu quả bộ sản phẩm, giải pháp trên cánh đồng canh tác thực tế, ao nuôi trồng thủy sản tại các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đang canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ.

Dự án bao gồm 2 giải pháp và kèm theo hai bộ sản phẩm sinh học. Thành công của dự án giúp hoàn thiện 12 sản phẩm, thông qua việc thử nghiệm đã hoàn thành một số qui trình sử dụng hiệu quả cho việc chuyển đổi, canh tác hữu cơ và nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản không sử dụng kháng sinh: 

  1. MICROSOL – Giải pháp công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh trong nuôi tôm. 

Đây là giải pháp thay thế 100% kháng sinh đã được kiểm chứng mà vẫn giúp tôm về đích ngay cả trong khu dịch bệnh. Giải pháp cung cấp bộ sản phẩm vi sinh (Microsol AClean-S và· MicroSol AQRich-S) nhằm kiểm soát vi khuẩn gây bệnh hữu hiệu, đặc biệt là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gạn tụy cấp tính và cung cấp 2 qui trình sử dụng tại ao tôm giúp người nuôi tối ưu hóa được hoạt tính và tiết kiệm chi phí. Giải pháp còn đem lại hiệu quả ổn định về các chỉ số môi trường nước như các khí độc: NH3, NO2, H2S và hỗ trợ tiêu hóa. Giải pháp này cũng vinh dự được trao giải Nhất cuộc thi Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp tổ chức năm 2019.

  1. AGRIBIS - Giải pháp Công nghệ sinh học chuyển đổi canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững

Giải pháp cung cấp bộ sản phẩm vi sinh kết hợp thảo dược giúp kiểm soát hữu hiệu sâu, rầy, rệp, vi khuẩn, vi nấm, tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ,… và kích thích tăng trưởng cây trồng bao gồm như:  BIOMI 1- Anti FB, BIOMI – Pest 2, BIOMI – Ferti, Tri BIOMI 3X,... Đồng thời, cung cấp các qui trình sử dụng từ đầu vụ, từ khi ủ compost, làm đất,… nhằm giảm thiểu đến thay thế 100% thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Ngoài ra giải pháp cũng cung cấp qui trình chuyển đổi đất đang canh tác hóa học sang hướng an toàn và hữu cơ hiệu quả nhờ vào hệ vi sinh vật có chức năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật hóa học và cung cấp các chủng vi sinh cải tạo đất được tuyển chọn. Hiện tại, nhóm đang phát triển chuyên hóa về qui trình chuyển đổi theo hướng hữu cơ theo vùng miền, chuyên hóa về vi sinh vật bản địa theo vùng; Chuyên hóa từng qui trình kiểm soát dịch bệnh và tiến tới đăng ký độc quyền sáng chế hay giải pháp hữu ích. 

Agribis cũng vinh dự nhận được tài trợ của Quỹ SpeedUp- là Chương trình Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 của sở Khoa Học & Công Nghệ – Hồ Chí Minh.

Với lợi thế của công ty bao gồm một nhóm các khoa học đã có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, luôn quan tâm và tìm giải pháp đổi mới sáng công nghệ để tối ưu hóa hiệu quả các sản phẩm từ phòng thí nghiệm ra ngoài thực tế. Mỗi sản phẩm vi sinh được thiết kế, phối trộn từ bộ sưu tập vi sinh vật bản địa (nội sinh trong thực vật, vùng rễ, đất bùn ao nuôi tôm,…) có “lý lịch khoa học” cụ thể, có nhiều hoạt tính sinh học đã được chứng minh có lợi cho cây trồng. Mỗi sản phẩm đều có công thức phối trộn riêng với công nghệ lên men tạo mật độ tế bào cũng như bào tử cao, giúp tăng khả năng sống sót, duy trì sự ổn định về mặt chức năng và bảo quản sản phẩm trong thời gian dài. Đối với các sản phẩm trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp, các chủng vi sinh vật được phối hợp đa dạng có khả năng kích thích tăng trưởng thực vật và phòng trừ sinh học nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng, trong đó có một số chủng vi sinh vật có nguồn gốc nội sinh giúp chúng rút ngắn được thời gian thích ứng của chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật nội sinh này sinh ra nhiều chất kháng sinh đối với nấm bệnh, kích thích sự sinh trưởng cho cây trồng mà không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hiện tại, sản phẩm vi sinh được sản xuất dạng bột và dạng nước. Một số sản phẩm của dự án đã và đang được thương mại hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao như: 06 (chế phẩm Tri-BIOMI 3X, chế phẩm kháng nấm Biomi Anti FB dạng lỏng, chế phẩm trừ sâu sinh học dạng lỏng BIOMI – Pest 2 và phân bón vi sinh dạng lỏng BIOMI – Ferti, chế phẩm thủy sản MicroSol AClean-S, MicroSol AQRich-S). Chế phẩm Tri-BIOMI 3X đã được đăng ký và lưu hành trên thị trường từ năm 2018. Và sau khi được nhận kinh phí tài trợ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục nâng cao chất lượng chế phầm Tri Biomi 3X cũng như tăng hiệu quả sản xuất lên 2-3 lần. Chế phẩm Tri BIOMI 3X đã được nhiều khách hàng là các công ty trong lĩnh vực phân bón tin tưởng và sử dụng trong nhiều năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, đã có nhiều nhà vườn, ao nuôi thử nghiệm đã và đang sử dụng giải pháp và đem lại kết quả đáng mong đợi về mặt kinh tế lẫn sức khỏe, môi trường..

Dự án đem lại tác động hiệu quả tích cực về bảo vệ môi trường: chủng vi sinh giúp bảo vệ, xử lý môi trường, các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp hay nước, bùn thải ao tôm có thể ủ compost làm phân hữu cơ vi sinh sử dụng trong canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ và bền vững, góp phần giải quyết tình trạng chất thải thủy sản gây ô nhiễm môi trường cấp thiết như hiện nay. Đối với lĩnh vực nuôi tôm: dự án đưa ra giải pháp sử dụng chế phẩm vi sinh thay thế kháng sinh hiệu quả, tiết kiệm cho bà con nông dân. Chế phẩm vi sinh được sản xuất dạng viên nén nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển, mô hình dễ dàng chủ động triển khai tại ao nuôi, thuận lợi cho việc nhân rộng dự án. Trong lính vực canh tác cây trồng: đã giúp người dân nâng cao ý thức về vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như lạm dụng phân bón hóa học,dần chuyển đổi canh tác theo xu hướng an toàn, hữu cơ và bền vừng. Từ những kết quả thực tế, công ty đã tổ chức một số buổi Hội thảo khoa học nhằm chia sẻ phổ biển kết quả ứng dụng này đến nhiều hộ nông dân nhằm thay đổi nhận thức, củng cố niềm tin của người dân về việc canh tác nuôi trồng thủy sản từ việc sử dụng kháng sinh thay thế bằng các chế phẩm sinh học, cũng như hạn chế sử dụng phân bón hóa học, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, chuyển đổi canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn hữu cơ và bền vừng, đảm bảo an toàn sức khỏe con người, tiết kiệm nguồn chi phí mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cho người dân

 Hiện tại, hai giải pháp nói trên đang được nhóm Dự án tiếp tục chia sẻ ứng dụng, thử nghiệm hiệu quả trên các nhà vườn và ao nuôi tôm thương phẩm, nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ, bền vững để đảm bảo chất lượng nông thủy sản, nâng tầm giá trị nông sản Việt, tăng hiệu quả kính tế và đặc biệt an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng cũng như người nuôi trồng.

Tóm tắt một số kết quả đạt được của công ty TNHH Midoli từ 2020-2023 bao gồm:

  • Hoàn thiện công nghệ sản xuất 04 sản phẩm vi sinh thủy sản bao gồm 2 sản phẩm sử dụng cho nuôi tôm (Microsol AClean-S và MicroSol AQRich-S) và 2 sản phẩm sử dụng trong nuôi cá tra (Microsol AClean-F và MicroSol AQRich-F).
  • Hoàn thiện qui trình sản xuất 01 sản phẩm phân bón vi sinh dạng lỏng BIOMI-Ferti và 01 sản phẩm trừ sâu sinh học dạng lỏng BIOMI-Pest 2.
  • Hoàn thiện công thức tạo viên nén 4 sản phẩm chế phẩm vi sinh thủy sản bao gồm 2 sản phẩm sử dụng cho nuôi tôm (Microsol AClean-S và· MicroSol AQRich-S) và 2 sản phẩm sử dụng trong nuôi cá tra (Microsol AClean-F và· MicroSol AQRich-F).
  • Hoàn thiện quy trình tạo viên nén các sản phẩm BIOMI-AntiFB 1, BIOMI-AntiN 1, BIOMI-Pest 1, BIOMI NitroFix Tricho-Bt.
  • Hoàn thành khảo nghiệm thành công 1 sản phẩm phân vi sinh BIOMI NitroFix Tricho-Bt 
  • Phân lập 01 chủng thực khuẩn thể có khả năng kiểm soát V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng.
  • Hoàn thiện công nghệ tạo bào tử chủng Bacillus đạt mật độ > 1010 CFU/g
  • Tối ưu hóa môi trường lên men 2 chủng vi khuẩn nhằm nâng cao hoạt tính kháng nấm, tuyến trùng.
  • Xác định công thức phòng trừ nhện đỏ và công thức diệt sâu xám.
  • Hoàn thiện công nghệ tách chiết độc tố Bacillus thurigiensis.
  • Tư vấn chuyển đổi, thử nghiệm thành công các qui trình canh tác và nuôi trồng thuy sản theo hướng an toàn và hữu cơ cho hơn 10 vườn canh tác và nuôi tôm, bao gồm thanh long, sầu riêng, lúa, hồ tiêu, cà phê ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Ninh Thuận, Sóc Trăng và TPHCM
  • Công bố 02 bài báo trên tạp chí quốc tế Q1 và Q3.
  • Đăng ký 04 sáng chế/ GPHI đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chấp nhận đơn.
  • Tổ chức 02 hội thảo khoa học: “Giải pháp công nghệ vi sinh thay thế kháng sinh trong nuôi tôm” và “Giải pháp công nghệ sinh học cho canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ, bền vững”. Phổ biết kiến thức canh tác và nuôi trồng thuỷ sản an toàn và hữu cơ đến các tỉnh TPHCM, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng.

Một số hình ảnh thực tế

Hình 2. Thử nghiệm bộ sản phẩm vi sinh kiểm soát tác bệnh, xử lý nước, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm trên ao thương phẩm ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

 

Hình 3. ThS. Nguyễn Văn Minh- chủ nhiệm dự án báo cáo kết quả của giải pháp tại Hội thảo khoa học "Giải pháp công nghệ thay thế kháng sinh trong nuôi tôm" ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

 

Hình 4. Thử nghiệm bộ sản phẩm vi sinh giúp kích thích tăng trưởng, phòng trừ sâu bệnh hại, kháng nấm, tăng năng suất trên ruộng lúa ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

 

Hình 5. Thử nghiệm bộ sản phẩm vi sinh giúp kích thích tăng trưởng, phòng trừ sâu bệnh hại, kháng nấm, tăng năng suất trên vườn thanh long ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

 

Hình 6. Thử nghiệm bộ sản phẩm vi sinh giúp kích thích tăng trưởng, phòng trừ sâu bệnh hại, kháng nấm, tăng năng suất trên vườn sầu riêng ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

 

Hình 7. ThS. Nguyễn Văn Minh – Chủ nhiệm dự án  chia sẻ những kết quả ứng dụng thực tế của bộ sản phẩm vi sinh tại Hội thảo " Giải pháp công nghệ sinh học cho canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ, bền vững" tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

 

Báo cáo Hội thảo ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bình Phước, tháng 6/2022.

 

Báo cáo Hội nghị chuyên đề nông dân quản lý và xử lý dịch bệnh trên cây trồng theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Pháp, tháng 11/2022.

 

Báo cáo Hội thảo về ứng dung Công nghệ vi sinh trong nuôi tôm không kháng sinh, Sóc Trăng, tháng 11/2020.

 

Báo cáo Hội thảo ứng dụng CNSH trong canh tác an toàn và phòng trừ sinh học tại Trường Đại học Mở TPHCM, tháng 5/2023.

 

 

Thông tin

  • Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH MIDOLI