Mã số N1061: Ứng dụng công nghệ xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm theo tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn gắn với du lịch nông thôn tại TP. Hồ Chí Minh.

  - Chia sẻ:    

I. Nội dung: Giải pháp đã ứng dụng các công nghệ sau

1. Các công nghệ ứng dụng trong mô hình nuôi tôm công ghệ cao kết hợp du lịch sinh thái

- Công nghệ 1: Ứng dụng công nghệ nuôi sinh khối Copepoda để tận dụng các chất thải trong nuôi tôm (đầu vỏ tôm, xác tôm chết, xác tảo, vi sinh...) làm thức ăn cho Copepoda. Sử dụng Copepoda làm thức ăn cho tôm giai đoạn đầu:

Tôm giai đoạn ương (20 ngày đầu) sử dụng Copepoda làm thức ăn, thay cho thức ăn công nghiệp, giúp tăng tốc độ tăng trưởng, tăng chất lượng tôm thương phẩm, tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho người nuôi, tính đến khi khi thu hoạch, tôm sử dụng Copepoda giai đoạn đầu rút ngắn thời gian ít nhất 10 ngày, giảm chi phí từ 15-20% so với tôm cho ăn thức ăn công nghiệp 100%;

Công nghệ nuôi sinh khối Copepoda khi áp dụng vào nuôi tôm là công nghệ mới so với tất cả các công nghệ sử dụng thức ăn công nghiệp như các cơ sở nuôi tôm đang áp dụng, giúp xử lý được phần chất thải rắn do nuôi tôm công nghiệp thải ra (đầu vỏ tôm, xác tôm chết, xác tảo, vi sinh...) và xử lý các phụ phẩm có trong khu nuôi (cá rô phi, cá tạp...), xử lý hiệu quả các chất cặn bẩn thải ra từ các hệ thống nuôi tôm công nghiệp. Đây là công nghệ tiên tiến hiện nay so với tất cả các công nghệ đang có trên thị trường.

Nuôi sinh khối Copepoda rất phù hợp với trình độ sản xuất, trình độ canh tác của đa số người nuôi tôm, không phát sinh nhiều chi phí, giảm ô nhiễm cho khu nuôi, tận dụng tối đa các nguồn đa dạng sinh học sẵn có, giải quyết được cơ bản bài toán tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí mà tất cả cơ sở nuôi đang gặp phải.

- Công nghệ 2: Ứng dụng các công nghệ lọc (lọc thô, lọc sinh học, lọc tự nhiên, lọc skimmer...) để tái sử dụng nước thải, chất thải đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, không tác động xấu tới môi trường:

Ứng dụng các công nghệ lọc để tách các chất thải rắn, chất thải hòa tan trong nước nuôi tôm với chi phí thấp, hiệu quả cao, nhằm tái sử dụng nước thải, chất thải, giúp tăng hệ số an toàn cho khu nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có. 

Lọc thô: là hệ thống lọc các chất lợn cợn trong nước nuôi tôm, giúp giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm (nầm đồng tiền, EHP...);

Lọc tự nhiên: sử dụng các loại rong có sẵn trong tự nhiên (rong đuôi chồn, rong bún, rong mền...) và các loại cá (cá rô phi, cá đối, cá kèo...) để sử dụng các chất thải có trong nước nuôi tôm thải ra, giúp làm sạch nước thải, chất thải, giảm tác nhân gây bệnh, giảm khí độc cho tôm nuôi.

Ngoài ra các loại rong tự nhiên và cá tự nhiên có tác dụng giảm mầm bệnh trong nước nuôi tôm, tăng phản ứng miễn dịch cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh tự nhiên, giảm chi phí nuôi.

Lọc Skimmer: dùng để tách protein trong nước nuôi tôm thành nước sạch một cách dễ dàng và hiệu quả với chi phí thấp, lọc Skimmer được bố trí sau lọc thô.

Ứng dụng, bố trí hợp lý các loại lọc này vào trong khu nuôi tôm là giải pháp toàn diện và hiệu quả để làm sạch nước nuôi tôm với chi phí thấp và hiệu quả. Đây là giải pháp tiên tiến hiện nay so với các loại lọc nhập từ nước ngoài (lọc UF, lọc cát...) để tái sử dụng nước thải, góp phần tăng hệ số an toàn, tăng xác suất nuôi thành công cho các cơ sở nuôi tôm hiện nay.

Khi ứng dụng các hệ thống lọc này vào khu nuôi, chi phí tăng lên từ 1-2% so với khu nuôi không lắp hệ thống lọc, nhưng tăng xác suất thành công từ 40-60% tăng lên trên 80%. Nên rất phù hợp với khả năng đầu tư của đa số cơ sở nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao hiện nay.

 - Công nghệ 3: Ứng dụng công nghệ nuôi tải Spirulina để làm thức ăn bổ sung cho tôm, đồng thời xử lý nước thải, chúng sử dụng các hợp chất nitrogen có trong nước nuôi tôm, làm sạch nước và cải thiện phản ứng miễn dịch và chống oxy hóa, bảo vệ tôm, giúp tôm chống lại mầm bệnh do vi khuẩn vibrio và virus WSSV gây ra, giảm khí thải các bon:

Tảo S.platensis có giá trị dinh dưỡng rất cao, được WHO đánh giá tảo S. platensis là thực phẩm bảo vệ sức khỏe loài người tốt nhất thể kỹ 21, FDA đáng giá tảo S. platensis là một trong những nguồn protein tốt nhât…

Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tôn vinh: “Thực phẩm hoàn mỹ nhất, lý tưởng nhất cho ngày mai”.

Thực phẩm hoàn hảo và cân bằng dinh dưỡng, được NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu NASA (ESA) đề xuất làm thức ăn của Phi hành gia cho sứ mệnh không gian dài hạn. NASA tuyên bố rằng: “1 gram (4 viên) Spirulina tương đương đối với chất dinh dưỡng của 1 kg các loại rau và trái cây".

Tảo S.platensis có thành phần dinh dưỡng cao (60-70% protein), đa dạng, phong phú, chứa nhiều khoáng chất vi lượng, aci amin không no…giúp cho người và động vât nuôi có nguồn dinh dưỡng đầy đủ cần thiết để phát triển, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, tăng sức đề kháng, tăng tốc độ tăng trưởng, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hệ số an toàn, tăng tỷ suất lợi nhuận…cho sản xuất.

Tảo S.platensis hoàn toàn có thể nuôi được tai Việt Nam với quy mô công nghiệp để làm phụ gia cho các nhà máy thức ăn thủy sản và chăn nuôi khác với giá thành hợp lý và chất lượng tốt hơn hẵn và hoàn toàn thay thế được các nguyên liệu nhập khẩu hiện nay (premix, khoáng, bột thịt, bột xương…) mà các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đang nhập khẩu.

Mặt khác khi nuôi tảo S.platensis giúp hấp thụ khí CO2, giảm lượng phát thải khí nhà kính, góp phần vào sự mệnh trung hòa khí nhà kính vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết.

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái biển có khả năng cô lập CO2 gấp 20 lần so với rừng trên đất liền. Các loại thực vật tham gia quá trình hấp thụ CO2 như (rừng ngập mặn, rong , đặ biệt là các loài tảo biển). Theo các nghiên cứu khác, 1kg tảo S. platensisi hấp thụ được 1,47-1,8kg CO2. 

- Công nghệ 4: Ứng dụng vi sinh, thảo dược, đất hiếm và acid hữu cơ để phòng và trị bệnh cho tôm trong suốt quá trình nuôi mà không sử dụng kháng sinh:

Sử dụng vi sinh là xu hướng tất yếu của ngành nuôi trồng thủy sản của thế giới và Việt Nam, người nuôi tôm cần hiểu rõ đặc điểm các chủng vi sinh (dị dưỡng, tự dưỡng, cộng sinh...) để ứng dụng hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Ứng dụng thảo dược vào nuôi tôm là hướng đi mới cần được khuyến khích và nhân rộng, sử dụng các thảo dược có sẵn, dễ kiếm, rẻ tiền (tỏi, nghệ, gừng, chối, dứa, lá ổi, cỏ lào...) để phòng và trị bệnh cho tôm giúp tôm tăng trưởng tốt, tăng chất lượng tôm thương phẩm, không để lại tồn lưu cho môi trường, tăng hệ số an toàn trong nuôi tôm.

Đất hiếm hiện nay đã bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng vào trong nuôi tôm, đất hiếm gồm 17 nguyên tố (xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lanthan (La), luteti (Lu), neođim (Nd), praseođim (Pr), prometi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbi (Tb), tuli (Tm), ytterbi (Yb) và ytri (Y)), giúp cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng để tôm sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được với các tác nhân gây bệnh và các điều kiện bất lợi của môi trường. Đây là giải pháp mới thay thế cho kháng sinh mà các nước châu Âu đã áp dụng.

Acid hữu cơ nhằm ức chế các vi khẩn gram- nhưng lại không ức chế vi khuẩn gram+, trong nuôi tôm đa số các vi khuẩn gây bệnh cho tôm là vi khẩn gram-, đây là cơ chế để lợi dụng acid hữu cơ phòng và trị bệnh cho tôm thay thế kháng sinh. 

Do đó, ứng dụng vi sinh, thảo dược, acid hữu cơ để phòng và trị bệnh cho tôm là hoàn toàn khả thi, tiên tiến, dễ áp dụng, chi phí thấp, không gây lờn thuốc đối với các tác nhân gây bệnh cho tôm nuôi, an toàn, bền vững.

- Công nghệ 5: Ứng dụng vôi sống (CaO) để xử lý nước đầu vào, nước tuần hoàn mà không sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho tôm nuôi, đặc biệt là tác nhân vi bào tử trùng (EHP), không độc hại cho người sử dụng, không ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Vôi CaO là vật tư được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, là một oxit bazơ với các tính chất hóa học tiêu biểu, vôi sống được sử dụng trong xử lý nước và nước thải với vai trò là chất giảm độ chua hoặc giúp loại bỏ các tạp chất như phốtphat cùng các tạp chất khác, dùng để khử các khí thải gốc lưu huỳnh và xử lý một số chất lỏng.

Mặt khác, dùng CaO để nâng ph nước lên 12 trước khi đưa vào sẵn sàng thay thế chlorine, thuốc tím và các hóa chất khác, với biện pháp này có tác dụng như sau:

- Diệt tạp (cá tạp, động vật thân mềm hai mảng vỏ, giáp xác nhỏ…);

- Diệt virut, vi khuẩn, đặc biệt là EHP;

- Diệt nấm và nội ngoại ký sinh trùng;

- Diệt tảo và các độc tố của tảo;

- Giảm hữu cơ, làm trong nước;

- Kết tủa các kim loại có trong nước;

- Phân hủy và khử độc đối các chất độc có trong nước (thuốc sâu…);

- Tăng độ kiềm cho nước nuôi tôm.

Với phương pháp này hoàn toàn thay thế được hóa chất sử dụng trong nuôi tôm, không độc hại cho người sử dụng, không độc hại với môi trường, giúp giảm giá thành sản xuất, dễ áp dụng trong điều kiện hiện nay.

2. Các công nghệ ứng dụng trong chuỗi giá trị

- Ứng dụng công nghệ số để thực hiện liên kết, giúp quá trình liên kết nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch, tiện lợi;

          - Ứng dụng công nghệ số trong bàn hàng và tiếp thị sản phẩm (ATM tôm tự động).

II. Giải trình các bước và áp dụng công nghệ, sự khác biệt của các công nghệ

1. Tên giải pháp: Ứng dụng công nghệ xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm theo tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn gắn với du lịch nông thôn tại TP. Hồ Chí Minh.

2. Tính cấp thiết của giải pháp 

Tổng quan các nhiệm vụ liên quan đã và đang triển khai

* Tầm quan trọng, đóng góp mới, hiệu quả mang lại, khả năng duy trì và nhân rộng

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2021, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản vẫn tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Điều này có thể thấy qua diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh khoảng 5.608 ha, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2020;

Về cơ bản, các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tiếp tục được kiểm soát, đặc biệt không để các bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập vào trong nước. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (bao gồm 5.608 ha do dịch bệnh) gồm hơn 21.190 ha, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm 2020;

Về tình hình một số dịch bệnh lưu hành chính trên thủy sản nuôi, trong năm 2021, đối với tôm, một số loại mầm bệnh nguy hiểm như: AHPND (hoại tử gan tụy cấp), WSD (bệnh đốm trắng), IHHND (bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu),…vẫn xuất hiện ở nhiều vùng nuôi, kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, cực đoan tác động đến sức khỏe tôm, làm cho tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu, đồng thời điều kiện môi trường biến đổi tiêu cực tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Đối với dịch bệnh trên cá tra, trong năm 2021, chủ yếu vẫn là bệnh xuất huyết;

Ngoài ra, đối với các loài thủy sản khác, các bệnh nguy hiểm như: bệnh xuất huyết trên một số loài cá nước ngọt vẫn thường xuyên xuất hiện và gây thiệt hại cho người nuôi; bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển (ở Kiên Giang), bệnh do ký sinh trùng giáp xác chân tơ (trên cua Cà Mau),.. gây thiệt hại nặng cho người nuôi;

Theo Cục Thú y, trong năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh thủy sản và thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp do ảnh hưởng khó lường của dịch bệnh COVID-19 sẽ có tác động xấu đến việc tổ chức sản xuất và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản. Hạ tầng nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; diễn biến thời tiết phức tạp, tiêu cực khó lường, ô nhiễm môi trường,.. tác động xấu đến môi trường sống của thủy sản nuôi, gây thiệt hại và có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh. Đồng thời, một số mầm bệnh nguy hiểm vẫn lưu hành rộng tại một số vùng nuôi.

Do đó Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Haicorp đề xuất giải pháp “Ứng dụng công nghệ xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm theo tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn gắn với du lịch nông thôn” để tạo mô hình và động lực trăng trưởng mới cho ngành tôm trong giai đoạn mới là rất cấp bách và cần thiết hiện nay.

3. Mục tiêu:

3.1. Mục tiêu chung

Chuyển đổi số, chuyển đổi hữu cơ, liên kết trong sản xuất, tiêu thu ̣ sản phẩm, xây dựng ngành tôm TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị đầu ra và phát triển bền vững; Phát triển nuôi trồng thủy sản với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị.

3.2. Mục tiêu cụ thể

* Mục tiêu của mô hình trình diễn nuôi tôm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn 8R trong kinh tế tuần hoàn.

- Tuần hoàn được 100% chất thải và nước thải;

- Đạt tiêu chuẩn 8R trong kinh tế tuần hoàn;

- Giảm được từ 50-60% khí thải CO2 so với các mô hình nuôi truyền thống;

- Cho năng suất cao 160 tấn tôm thương phẩm/ha mặt nước nuôi/năm, chất lượng sản phẩm cao, tỷ suất lợi nhuận cao IRR > 40%;

- Rút ngắn thời gian nuôi (90 ngày tôm đạt kích cỡ 30 con/kg);

- Giá thành sản xuất thấp (Chi phí tối đa 75.000đ/kg cỡ 30 con/kg), sản phẩm có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại có trên thị trường;

- Có tính ổn định cao (10 năm), có tỷ lệ thành công cao (trên 80%) so với 40% hiện nay;

- Có khả năng ứng dụng cao, thích hợp với trình độ sản xuất của đa số doanh nghiệp, người dân, chi phí đầu tư phù hợp, do đó có khả năng nhân rộng cao.

* Mục tiêu cụ thể của chuỗi giá trị ngành tôm TP. Hồ Chí Minh

- Cắt bỏ các thành phần trung gian không cần thiết, giảm giá thành đầu vào từ 20-30%, tăng giá bán đầu ra cho người dân từ 5-7% so với hiện tại;

- Tạo cơ chế minh bạch để loại bỏ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cho người sản xuất;

- Quy hoạch vùng nguyên liệu lớn, đạt chuẩn, thống nhất để đảm bảo sự công bằng trong mua bán, nhất là đối với các tập đoàn lớn có sự tăng giá sản phẩm vô lý (năm 2004 giá 11.000đ/kg TĂ, hiện nay lên đến 50.000đ/kg TĂ) trong lúc giá tôm không tăng;

- Dễ dàng kêu gọi và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các tổ chức, các nhà đầu tư, định chế tài chính, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư cho ngành tôm TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam.

- Giúp doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi, tối ưu hóa dòng tiền và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia, dễ dàng triển khai các dịch vụ như: bảo hiểm nông nghiệp, áp dụng các công nghệ số…

4. Dự kiến các nội dung chính cần thực hiện:

Nội dung 1: Xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn 8R trong kinh tế tuần hoàn, gắn với du lịch sinh thái

- Công nghệ nuôi sinh khối Copepoda và tảo Spirulina platensis làm thức ăn bổ sung cho tôm, kết hợp xử lý nước thải, tận dụng triệt để chất thải và nước thải trong nuôi tôm công nghệ cao; 

- Ứng dụng các công nghệ lọc nước (lọc thô, lọc sinh học, lọc Skimmer…) để làm sạch nguồn nước với chi phí thấp và hiệu quả; 

- Ứng dụng công nghệ vi sinh, thảo dược, đất hiếm và acid hữu cơ để thay thế các kháng sinh trong suất vụ nuôi; 

- Ứng dụng vôi sống để diệt khuẩn nước cấp và nước tuần hoàn thay thế 100% hóa chất độc hai.

Nội dung 2: Đào tạo kiến thức cho người dân và doanh nghiệp tham gia

- Đào tạo cho người dân và doanh nghiệp về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, công nghệ mới trong nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

- Đào tạo cho người dân và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong việc mua bán sản phẩm đầu ra đầu vào, triển khai nhật ký điện tử trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Nội dung 3: Thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị

- Dự án xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để tăng hệ số an toàn, tăng sức đề kháng, tăng tốc độ tăng trưởng, tăng chất lượng sản phẩm cho tôm, giảm chi phí sản xuất từ (15-20%) so với các mô hình đang triển khai tại TP. Hồ Chí Minh và cả nước, tuần hoàn 100% nước thải và chất thải, không ảnh hưởng đến môi trường, khí thải các bon thấp, đạt tiêu chuẩn 8R trong kinh tế tuần hoàn và các tiêu chuẩn cao trong thời gian tới (ESG). 

- Xây dựng chuỗi giá trị tôm khép kín từ khâu cung cấp sản phẩm, dịch vụ Đầu vào - Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ, tận dụng tối đa lợi thế và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, giúp giảm giá thành đầu vào cho người sản xuất và nhà chế biến, chuẩn hóa vùng nguyên liệu và sản phẩm, dịch vụ tăng giá bán đầu ra.

- Chuỗi giá trị giúp các “Mắt xích” tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi, tối ưu hóa dòng tiền và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia, dễ dàng triển khai các dịch vụ như (bảo hiểm nông nghiệp, vay tín chấp…); Dễ dàng kêu gọi và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các tổ chức, các nhà đầu tư, định chế tài chính, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư cho ngành tôm TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam.

- Chuẩn hóa tất cả các khâu trong chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn cao trong nước và quốc tế (hữu cơ, ASC, ESG…) để đáp ứng được các yêu cầu cà nhà nhập khẩu và người tiêu dùng.

- Phát triển chuỗi giá trị đa tầng giá trị, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, để phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị, phát triển tôm TP. Hồ Chí Minh thành thương hiệu Quốc Gia và quốc tế. 

- Phát triển chuỗi giá trị đa tầng giá trị, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức IPO để phát triển và nâng cấp chuỗi, phát triển tôm TP. Hồ Chí Minh thành thương hiệu Quốc Gia và quốc tế. 

- Tầng giá trị thứ 1: nuôi tôm 3ha): lợi nhuận 6tỷ/năm;

- Tầng giá trị thứ 2: Sàn giao dịch): 1.000đ/kg tôm TP;

- Tầng giá trị thứ 3: XK tôm): lợi nhuận 3.000-5.000đ/kg;

- Tầng giá trị thứ 4: Dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng;

- Tầng giá trị thứ 5: Du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng…;

- Tầng giá trị thứ 6: Mở chuỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ;

- Tầng giá trị thứ 7: Đầu tư (lợi nhuận từ 20.000-30.000/kg tôm);

- Tần giá trị thứ 8: Hàng tiêu dùng và các sản phẩm khác. 

5. Dự kiến các kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt:

- Hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao có năng suất (160 tấn/ha mặt nước nuôi/năm); Hệ số an toàn cao (xác suất nuôi thành công đạt từ 80% trở lên); Tôm thương phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; Tỷ suất lợi nhuận cao (IRR 5 năm đạt 50% trở lên); Thời gian hoàn vốn đầu tư nhanh (tối đa 24 tháng); Giá thành sản phẩm thấp (tối đa 75.000đ/kg tôm thương phẩm, cỡ tôm 30con/kg); Giảm khí thải CO2 từ 50-60% so với mô hình nuôi truyền thống.

- Đăng ký thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật (được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chứng nhận quy trình của dự án là tiến bộ khoa học kỹ thuật).

Dư ̣ kiến trong 3 năm dư ̣ án kết nạp được 15-20 doanh nghiệp, HTX vào chuỗi giá trị, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên trên 100 triệu đồng/người/năm.

- Đào tạo: 2 - 3 kỹ sư, 01 thạc sỹ;

- Đào tạo được 500 học viên về quy chuẩn, tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và mua bán sản phẩm đầu vào, đầu ra, ghi nhật ký điện tử.

6. Dự kiến phương án ứng dụng hoặc sử dụng các kết quả tạo ra:

Sau khi dự án kết thúc, Đơn vị chủ trì thực hiện dự án sử dụng kết quả nghiên cứu góp vốn, tạo cơ chế, động lực cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân nuôi tôm thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm quy hoạch vùng nguyên liệu lớn, đạt chuẩn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa theo hình thức nhứ sau:

7. Dự kiến hiệu quả mang lại:

7.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Với các chỉ tiêu tài chính

+ Chi phí sử dụng vốn re = 15%

+ Lãi suất vay ngân hàng rd = 10%/năm

+ Với suất chiết khấu WACC là = 12%.

7.2. Hiệu quả xã hội

- Tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho đơn vị, doanh nghiệp, người sản xuất;

- Tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường làm cơ sở để quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu lớn, đạt chuẩn cho các nhà máy chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;

- Giảm khí thải CO2 từ 50-60% so với mô hình truyền thống, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; tạo tính bền vững cho các mô hình sản xuất (10 năm);

- Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển (Du lịch nông thôn, thiết bị, công nghệ...).

8. Dự kiến kinh phí và thời gian thực hiện:

- Thời gian thực hiện dự án: 24 tháng (từ tháng 01/2024 - tháng 12/2025)

- Tổng mức đầu tư của dự án là: 19.199.277.000đ (mười chín tỷ một trăm chín mười chín triệu hai trăm tám mươi mốt nghìn đồng);

  Trong đó:

          - Kêu gọi đầu tư từ chương trình: 13.367.435.000 (Mười ba tỷ ba trăm sáu mươi bảy triệu bốn trăm ba mươi năm nghìn đồng)

9. Nhu cầu thị trường: 

9.1. Thị trường về quy trình công nghệ của dự án

Tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm ngày càng trầm trọng, dịch bệnh diễn biến phức tạp, chi phí nuôi tôm ngày càng cao, khó cạnh tranh với các nước khác (Ấn Độ, Ecuado...), xác suất nuôi tôm thành công hiện nay khoảng 40% (tính chung trên cả nước), khi áp dụng công nghệ của dự án giúp tỷ lệ nuôi thành công lên 80%, giảm chí phí tăng lợi nhuận... Do đó nhu cầu ứng dụng quy trình công nghệ của dự án là rất lớn.

9.2. Thị trường về tảo S. platensis cho tôm ăn

Các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động tại Việt Nam nhập khẩu bột thịt xương từ EU trong năm 2022 dự kiến đạt gần 500 nghìn tấn, trị giá 277 triệu USD để làm chất phụ gia cho thức ăn chăn nuôi. Tại Việt Nam các chất phụ gia làm thức ăn chăn nuôi hầu như phải nhập khẩu, do đó tình hình cạnh tranh của các đối thủ cung cấp chât́ phụ gia cho thức ăn chăn nuôi là chưa đáng kể. Tảo S. platensis là sản phẩm thực vật có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều vitamin và vi khoáng rất có giá trị, hoàn toàn thay thế được các chất phụ gia nhập khẩu trong thức ăn chăn nuôi, sản phẩm của dự án sau 3-5 năm dự kiến chiếm 5% số lượng nhập khẩu nói trên (25 nghìn tấn).

9.3. Phương thức chuyển giao 

Khi dự án kết thúc và được Hội đồng khoa học thông qua, Đơn vị chủ trì thực hiện dự án đăng ký sở hữu trí tuệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật để Quy trình được Cơ quan chức năng công nhận.

Cùng với các cơ quan Nhà nước vận động người dân, thành lập các Hợp tác xã, kết hợp với các Hợp tác xã sẵn có, góp vốn bằng quy trình công nghệ để phát triển, nhân rộng mô hình, hình thành các vùng sản xuất lớn, đáp ứng đầu đủ các tiêu chuẩn về môi trường, sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo ra vùng nguyên liệu tôm lớn, đạt chuẩn cho các nhà máy chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tạo vùng nguyên liệu về tảo S.platensis lớn, đạt chuẩn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thức ăn tôm.

9.4. Khả năng và các bước thương mại hóa sản phẩm của dự án

Bước 1: Ký hợp đồng bán tôm thương phẩm cho các nhà máy chế biến trên cả nước;

Bước 2: Sản phẩm tảo S. platensis của dự án sản xuất ra sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp và người dân nuôi tôm thẻ chân trắng (với sản lượng trong năm 2022 là: 743.500 tấn tôm thẻ chân trắng thương phẩm), tương đương với  1.450 tấn tảo S. platensis sấy khô (hàm lượng sử dụng 1,5kg tảo khô/tấn thức ăn)

Bước 3: Cung cấp sản phẩm tảo S. platensis của dự án sản xuất ra cho tất cả các đối tượng nuôi thủy sản (sản lượng trong năm 2022 là 5.163.7000 tấn thủy sản thương phẩm) tương đương với 77.455 tấn tảo S. platensis sấy khô/năm.

10. Khả năng huy động nguồn vốn khác: 

          - Vốn huy động từ các đơn vị: 5.831.842.000đ (năm tỷ tám trăm ba mươi mốt triệu tám trăm ba mươi tám nghìn đồng) chiến 30% kính phí thực hiện dự án;

          Trong đó:

          + Đơn vị chủ trì thực hiện dự án góp: 1.919.928.000đ bằng cơ sở vật chất hiện có, công lao động khoa học, quy trình công nghệ…tương đương 10% tổng mức đầu tư;

          + Các đơn vị tham gia đóng góp: 3.839.855.000đ bằng tiền mặt, cơ sở vật chất, quy trình công nghệ, công lao động kỹ thuật, công lao đông phổ thông…tương dương 40% tổng mức đầu tư.

Thông tin

  • Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Haicorp