Mã số N1015: Vi tảo xử lý nước thải thủy sản

  - Chia sẻ:    

Việt Nam với nền công nghiệp chế biến thủy hải sản hàng đầu thế giới, hằng ngày phải sử dụng lượng lớn nước để vệ sinh cá, tôm và được thải ra môi trường. Các nước thải đó phải xử lý các công đoạn phức tạp và tốn nhiều chi phí. Từ những khó khăn đó chúng tôi đã và đang phát triền thành công thiết bị xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp nuôi trồng vi tảo. Việc nuôi trồng vi tảo được kết hợp đồng thời với xử lý ô nhiễm, quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo phải tận thu được sản phẩm phụ với độ tinh khiết cao; hệ thống thu hoạch sinh khối tảo phải phù hợp với quy mô nuôi trồng trong sự kết hợp nhiều phương pháp thu hồi có hiệu quả kinh tế cao. Nó không đơn thuần là chỉ xử lý nước thải mà ở đây tảo còn có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước xử lý mùi hôi vốn có của nước thải, hấp thụ lượng lớn CO2 đồng thời tạo ra lợi ích kép, tạo ra lượng lớn sinh khối tảo. Sinh khối tảo này đa ứng dụng như có thể tạo ra biodiesel, viên nén năng

lương, thức ăn chăn nuôi,..Công nghệ đang dần được hoàn thiện và tối ưu, với mô hình kinh doanh kết nối giữa nhóm nghiên cứu, nhà máy và người dân. Từ dự án này giúp cho nhà máy giảm thiểu được chi phí xử lý nước, người dân có thêm thu nhập từ việc nuôi trồng vi tảo từ đó tạo nên lợi ích bền vững phát triển xã hội. Nguồn lợi ích của dự án sẽ đến từ tiền xử lý nước thải, sinh khối tảo và chuyển giao công nghệ. Không chỉ giúp phát triển công ty vận hành dự án mà còn đem lại lợi ích lớn cho xã hội trong việc phát triển

kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

- Mô tả dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: 

   Công nghệ sử dụng vi tảo để xử lý nước thải trong các nhà máy thủy sản (môi trường giàu khoáng chất giúp tảo phát triển nhanh chóng). Nó không đơn thuần là chỉ xử lý nước thải mà ở đây tảo còn có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước, xử lý mùi hôi vốn có của nước thải, hấp thụ lượng lớn CO2 đồng thời tạo ra lợi ích kép, tạo ra lượng lớn sinh khối tảo. Sinh khối tảo này đa ứng dụng như có thể tạo ra biodiesel, viên nén năng lượng, thức ăn chăn nuôi,... Ngoài ra, nghề nuôi trồng tảo cũng được chuyển giao cho người dân địa phương và nhà máy xử lý nước thải sẽ hợp tác với họ để tạo thêm nghề nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Công nghệ đang dần được hoàn thiện và tối ưu, với mô hình kinh doanh kết nối giữa nhóm nghiên cứu, nhà máy và người dân. Từ dự án này giúp cho nhà máy giảm thiểu được chi phí xử lý nước, người dân có thêm thu nhập từ đó tạo nên lợi ích bền vững phát triển xã hội.

   Bộ phận hợp tác cộng đồng có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các hội thảo về lợi ích của dự án. Nguồn lợi ích của dự án sẽ đến từ tiền xử lý nước thải, sinh khối tảo và chuyển giao công nghệ. Không chỉ giúp phát triển công ty vận hành dự án mà còn đem lại lợi ích lớn cho xã hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường. 

  • Lộ trình thực hiện
  • Tiến hành đàm phán với công ty thủy sản, người dân về mức độ hợp tác đôi bên.
  • Tiếp nhận hệ thống xử lý nước của nhà máy và chuyển dịch lần lượt sang các bể chứa có thể tiến hành nuôi tảo nhưng vẫn đảm bảo hoạt động xử lý nước thải diễn ra bình thường.
  • Hỗ trợ lắp đặt hệ thống đường ống đến các nhà dân, thanh giao đường ống và chuyển giao quy trình nuôi trồng.
  • Chuyển đổi 100% hệ thống xử lý cũ thành mới và tiến hành đối nối với hệ thống thu hoạch.
  • Khi đã chạy ổn định hệ thống tại công ty và các hộ dân thì tiến hành kiện toàn nhân sự công ty, bắt đầu mở rộng hệ thống ra các chi nhánh khác.

- Tính mới, tính sáng tạo của dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

- Thị trường hướng tới

  • Quy mô thị trường, khách hàng mục tiêu, khả năng chiếm lĩnh thị trường:

   Ở giai đoạn đầu của dự án, chúng tôi nhắm đến Việt Nam, nơi phổ biến nước thải không hóa chất và các nhà máy thủy sản. Dưới đây là những lý do khiến chúng tôi tập trung phát triển dự án ở Việt Nam:

- Thứ nhất, Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu đãi, tạo điều kiện lý tưởng cho ngành thủy sản phát triển. Quy mô thị trường công nghiệp thủy sản còn khiêm tốn nhưng đã thể hiện được sự phát triển thịnh vượng, nhu cầu lọc nước thải lớn hơn bao giờ hết. Do đó ngành công nghiệp xử lý nước thải không sử dụng hóa chất có tiềm năng phát triển rất cao.

- Thứ hai, thị trường xử lý nước và chất thải công nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng. Nhu cầu đối với ngành công nghiệp xử lý nước thải và nước thải công nghiệp được thúc đẩy bởi sự gia tăng quan tâm đến môi trường và việc thiếu hụt nguồn nước sạch cho  các mục đích công nghiệp: các dòng sông bị ô nhiễm; nước phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng; xả nước thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Đây đang là mối quan tâm lớn của cả người dân và chính phủ, vì vậy đã có rất nhiều dự án đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải để đảm bảo nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

  • Về mặt khó khăn:

- Thứ nhất, ở Việt Nam hàng năm thường xảy ra nhiều bão lũ, thiên tai, đây có thể là rào cản cho việc thực hiện dự án. Vật liệu chính để thực hiện dự án là những bể lớn, cao và trong suốt làm bằng nhựa hoặc kính cường lực nên rất dễ bị phá hủy bởi những cơn bão lớn.

- Thứ hai, dự án cần diện tích rộng rãi để xây dựng bể chứa nhưng diện tích đất sẵn có cho việc này có thể khan hiếm do tình trạng quá tải dân số.

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh:

   Theo nghiên cứu, hầu hết các tổ chức lọc nước thải sử dụng Chloramine B có thể gây ra các vấn đề về môi trường nếu sử dụng quá mức. Ngược lại, công nghệ xử lý nước thải bằng vi tảo là một giải pháp hữu hiệu để xử lý nước thải thô mà còn là bước đột phá trong việc bảo vệ môi trường. Vì vi tảo có thể lọc nước thải không hóa chất và tạo ra một lượng oxy đáng kể, đây cũng có thể là một giải pháp cho việc nóng lên toàn cầu. Một điểm nổi bật nữa trong dự án của chúng tôi mà các đối thủ không có, đó là chúng tôi chỉ cần một số thiết bị nhỏ để xử lý nước thải. Chúng là những hệ thống ống nước đễ dẫn nước thải vào một bể lớn có vi tảo. Tuy nhiên, ranh giới của dự án là thời gian cần thiết để lọc nước thải. Vi tảo cần ít nhất là 7 ngày để xử lý hoàn toàn nước thải trong khi đó các nhà máy thủy sản vẫn hoạt động hàng ngày.

- Kế hoạch bán hàng và Marketing:

   Để tìm kiếm khách hàng, chúng tôi sẽ có những chuyến tham quan các nhà máy sản xuất thủy sản với mục đích ký kết hợp đồng dài hạn. Hơn nữa, để cho khách hàng tiềm năng biết đến công nghệ, chúng tôi sẽ thực hiện quảng bá sản phẩm qua các kênh tiếp thị truyền thống (quảng cáo trên truyền hình, báo chí, các chương trình tài trợ; Dự án của chúng tôi có thể trở thành nhà tài trợ cho các chương trình thực tế về nông lâm nghiệp và thủy sản.) và tiếp thị trực tuyến (facebook, youtube, website, KOLs,...). Ngoài ra, chúng tôi sẽ áp dụng hỗn hợp khuyến mãi. Có 4 lĩnh vực trong marketing hỗn hợp, đó là Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm và Quảng cáo. Điều này sẽ giúp dự án đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cũng như đặt ra các mức giá phù hợp nhất đối với dịch vụ của chúng tôi. 

- Tài chính dự kiến: 

Dự kiến có 3 nguồn kinh phí trong dự án cho đến khi có doanh thu:

  • Kinh phí xây dựng hệ thống nuôi và thu hoạch với diện tích 1000m2: 500 triệu
  • Chi phí nhân sự: 100 triệu
  •  Chi phí quảng cáo, hội thảo: 50 triệu 

Nguồn doanh thu

  • Hợp đồng sản xuất
  • Dịch vụ xử lý nước thải
  • Bán tảo sinh học 
  • Tiền bản quyền

- Nguồn lực có sẵn để thực hiện ý tưởng: 

Hiện tại đội ngũ gồm có 6 người:

+ Một người giám sát tất cả

+ Hai người xây dựng kế hoạch kinh doanh và maketing

+ Ba người triển khai công nghệ và sản xuất

Dự án sẽ bao gồm 3 bộ phận:

- Nhân sự: Có nhiệm vụ tìm kiếm bổ sung nhận sự có khả năng làm việc nhóm và độc lập hiệu quả, lựa chọn những nhân sự có kinh nghiệm có kinh nghiệm trong công nghệ xử lý nước làm lãnh đạo và những ứng viên mới ra trường hoặc không bằng cấp được bố trí vận hành để giảm tối đa chi phí vận hành của dự án.

- Kinh doanh tổng hợp: Nhân sự phải là người có kỹ năng sale, đàm phán tốt có ít nhiều hiểu biết về công nghệ. Nhân sự được chọn sẽ là người có tầm ảnh hưởng có mối quan hệ tốt với chính quyền và doanh nghiệp về thủy sản.

- Kỹ thuật: Lựa chọn ứng viên có am hiểu về hóa, tự động hóa và điện

  • Công nghệ: Nắm vững được công nghệ cốt lỗi của điện phân keo tụ tuyển nổi, được hổ trợ chuyên sâu về công nghệ từ Đại học Đà Nẵng và Đại học Việt Đức
  • Đối tác: nhà máy thủy hải sản, nhà máy thực phẩm 

- Tầm nhìn phát triển: tầm nhìn, chiến lược phát triển sản phẩm, thị trường ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

  • Tầm nhìn: 

Dự án mang lại giá trị cho tổ chức thực hiện dự án, các hộ gia đình địa phương, các nhà máy chế biến thủy hải sản và xã hội về cả hai mặt: kinh tế và môi trường.

  • Đối với tổ chức thực hiện dự án, nguồn lợi chính là lợi nhuận từ các hợp đồng chuyển giao công nghệ và giá trị ở bằng sáng chế độc quyền.
  • Đối với các hộ gia đình lân cận kết hợp với dự án, được đào tạo để tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập ổn định.
  • Đối với các nhà máy chế biến thủy sản, giúp nhà máy giải quyết được vấn đề bắt buộc là xử lý nước thải bằng phương pháp có chi phí thấp hơn nhiều, tự động giám sát, tăng thêm được lợi nhuận nguồn sinh khối tảo.
  • Đối với xã hội, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và sự kết nối các tổ chức, doanh nghiệp bên trong xã hội.
  • Chiến lược phát triển:

Mục tiêu nhắm đến và cách để đạt mục tiêu

  •  Làm chủ công nghệ: Liên tục khảo sát các điều kiện nước thải khác nhau, đánh giá hiệu quả và xây dựng hệ thống thu hoạch hoàn chỉnh kết hợp IOT
  • Ký kết hợp tác với các nhà máy thủy sản trên địa bàn: Tạo các buổi nói chuyện giới thiệu công nghệ, tiến hành xử lý nước thải thí điểm cho các nhà máy để phía nhà máy nhận thấy kết quả tích cực và từ đó kí kết thỏa thuận
  • Tạo sự tin tưởng và kết nối mạng lưới hợp tác với người dân: Tổ chức các hội thảo, phân tích các vấn đề gây ô nhiễm và hướng giải quyết; nêu lợi ích của việc tham gia mạng lưới nuôi trồng.
  • Cách thức khai thác, bảo vệ giá trị sở hữu trí tuệ
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với công nghệ đang được triển khai
  • Độc quyền về công nghệ cho phép kiểm soát và chuyển giao công nghệ hiệu quả
  • Mô hình kinh doanh Canvas 
  • Lộ trình thực hiện:

1. Tiến hành đàm phán với cty thủy sản, người dân về mức độ hợp tác đôi bên.

2. Tiếp nhận hệ thống xử lý nước của nhà máy và chuyển dịch lần lượt sang các bể chứa có thể tiến hành nuôi tảo nhưng vẫn đảm bảo hoạt động xử lý nước thải diễn ra bình thường.

3. Hỗ trợ lắp đặt hệ thống đường ống đến các nhà dân thanh gia đường ống và chuyển gia quy trình nuôi trồng.

4. Chuyển đổi 100% hệ thống xử lý cũ thành mới và tiến hành đối nối với hệ thống thu hoạch.

5. Khi đã chạy ổn định hệ thống tại cty và các hộ dân thì tiến hành kiện toàn nhân sự cty, bắt đầu mở rộng hệ thống ra các cty khác.

Thị trường ngắn hạn: Các công ty thủy sản tại Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thị trường trung hạn:  Các công ty thủy sản ở Việt Nam

Thị trường dài hạn:  Các nước tiềm năng phát triển thủy sản

 3. Các yếu tố khác

  - Hiệu quả xã hội

  • Về môi trường: giải quyết vấn đề nước thải, vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
  • Về vấn đề việc làm: giải quyết vấn đề việc làm cho người cao tuổi 
  • Ý nghĩa văn hóa: dự án liên kết các thành phần nhân dân như trí thức, công ty và người dân

   - Triển khai thực tế: 

  • Mức độ triển trai trong thực tế sẽ đạt được kế hoạch từ 70-80% khối lượng đề ra
  • Bằng sang chế: cấp tốc thực hiện đăng khí và hoành thành trong năm 2022
  • Nhãn hiệu và thương hiệu: Đăng kí tại Cục sở hữu trí tuệ

Thông tin

  • Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TIÊN PHONG V-BIOTECHNOLOGY