Mã số 2086: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG ĐÀN UKULELE TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG MẦM NON

  - Chia sẻ:    

 

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 

 

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc điểm của lứa tuổi mầm non với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc như học hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc thông qua nhạc cụ giúp trẻ yêu thích âm nhạc, nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó chính là sự phát triển về đức – trí – thể  - mỹ góp phần giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo phát triển toàn diện

 

Vì vậy trước khi dạy trẻ học hát và nghe hát, vận động theo nhạc… chị Trần Ngọc Dung nhận thấy việc ứng đàn một cách trực quan vào hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ là một phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Bản thân chị là giáo viên dạy 5-6 tuổi và đã sử dụng đàn Ukulele trong giáo dục âm nhạc cho trẻ, chị đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp ứng dụng đàn Ukulele trong tổ chức hoạt động âm nhạc tại trường mầm non”.

 

B / NỘI DUNG:

 

  1. THỰC TRẠNG: 
     

Qua nhiều năm chăm sóc và giáo dục trẻ lớp lá, bản thân chị gặp những thuận lợi và khó khăn như: 
 

  • Thuận lợi:
     
  • Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh, Ban giám hiệu nhà trường thường  xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng để giáo viên có cơ hội học tập  trao đổi chuyên môn.
     

  • Bản thân yêu nghề, mến trẻ, chịu khó trong công việc, học hỏi kinh nghiệm của các chị em đồng nghiệp. Đa số các cháu nhanh nhẹn, thông minh, có sức khỏe tốt gần gũi với mọi người, thích tham gia các hoạt động.
     

  • Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến các cháu, cùng phối hợp với cô giáo để chăm sóc các cháu một cách tốt nhất.
     

  • Và một thuận lợi nữa đó là chị rất đam mê về âm nhạc nhất là về nhạc cụ vì vậy chị đã nghiên cứu đi sâu vào ứng dụng đàn Ukulele vào các bài hát thiếu nhi phù hợp với âm nhạc của trẻ.
     

  • Khó khăn:
     

Mặc dù vậy nhưng qua quá trình khảo sát hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ thông qua các hoạt động đầu năm chị nhận thấy:
 

  • Có một số trẻ về khả năng cảm thụ âm nhạc chưa đồng điều, mỗi trẻ có mỗi tính cách khác nhau, tâm sinh lý khác nhau và một số trẻ hát chưa rõ lời, chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc.
     

  • Từ những tình hình thực tế nêu trên chị đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp như sau:
     
  1. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:  
     
  • Biện pháp 1: Bản thân tự nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
     

- Để trẻ tham gia hứng thú vào hoạt động âm nhạc chị cùng với giáo viên trong lớp xây dựng kế phù hợp với trẻ ở lớp. Ngoài ra chị còn nghiên cứu, tìm tòi học hỏi và tìm hiểu các bài hát dân ca Nam Bộ theo các chủ đề có thể ứng dụng đàn Ukulele.
 

- Bên cạnh đó muốn hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra là giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. Trước tiên mình phải rèn luyện bản thân, chị phải luyện hát, xướng âm, hát đúng nhịp điệu của bài hát, thể hiện nét mặt, cử chỉ phù hợp với bài hát đó. Đối với hoạt động âm nhạc mà nội dung trọng tâm là vận động múa, hay vận động theo lời ca thì chị phải nghiên cứu và tìm ra những động tác múa phù hợp với khả năng của các trẻ trong lớp.
 

- Bản thân chị luôn cố gắng  học tập, tìm tòi sáng tạo, để tạo hứng thú cho các cháu trong hoạt động âm nhạc, chị đã tập đàn nhiều làn điệu dân ca, tìm tòi nhiều trò chơi âm nhạc, học nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi trên mạng Internet để  nghiên cứu tìm ra nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với lớp của mình.
 

  • Biện pháp 2: Lên kế hoạch, lựa chọn bài hát, nghe hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi và ứng dụng đàn Ukulele.
     

  • Để thực hiện các hoạt động âm nhạc được tốt, phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra, chị cùng giáo viên trong lớp họp bàn và chọn những bài hát, nghe hát, trò chơi cần thực hiện cho từng chủ đề. Không những thế, những bài hát, nghe hát được chọn phải mang tính giáo dục trẻ phù hợp với lứa tuổi.
     

  • Để tiết học đạt được kết quả cao thì trước hết phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài học. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tình hình của lớp. So với bậc học khác, ở bậc học mầm non lượng kiến thức truyền thụ cho trẻ đơn giản hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm của chị là nghệ thuật thu hút sự chú ý của trẻ tức là tiết học đó đã thành công được. Chính vì vậy, chị đã chú ý thiết kế phần âm nhạc cùng đàn Ukulele thật sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
     

  • Việc thực hiện theo chủ đề của chương trình giáo dục mầm non 5 – 6 tuổi đã tạo điều kiện cho giáo viên được tự chọn các bài hát, chính vì vậy việc chọn các bài hát làm sao phù hợp với đàn Ukulele để kích thích sự tham gia tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc là điều rất quan trọng. Trong một chủ đề chị tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều bài hát ở những thời điểm khác nhau và mọi lúc mọi nơi như: chơi hoạt động ở các góc, hoạt động chơi theo ý thích,…
     

  • Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Bản thân cần phải biết lựa chọn bài hát phù hợp để dạy cho các cháu luôn tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng âm nhạc của lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu hứng thú âm nhạc của trẻ.
     

  • Lời ca của bài hát chị lựa chọn nội dung dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi và cần có hình tượng rõ ràng được thể hiện thông qua lời ca, âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát. Hình tượng của lời ca luôn trong sáng, gần gũi với trẻ để nhằm giúp trẻ có thể kết hợp với vận động một cách dễ dàng.
     

  • So với việc lựa chọn bài hát để dạy và để các cháu nghe hát có phạm vi rộng hơn. Khi nghe đàn hay nghe một bài hát nào đó, trẻ thường quan tâm trước hết là bài hát kể về điều gì và trí nhớ âm nhạc dựa vào sự phù hợp của bài hát với sở thích và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ.
     

  • Tổ chức trò chơi âm nhạc: không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi trẻ hòa vào không khí chung của lớp, được vận động sáng tạo, cùng nhau hợp tác để đưa ra câu trả lời.
     

  • Biện pháp 3: Tạo môi trường lớp học đa dạng, phong phú về nhạc cụ.
     

  • Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ là phương tiện giúp trẻ vui chơi cầm nắm dễ dàng. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng đa dạng và phong phú, sử dụng linh hoạt phù hợp với hoạt động.
     

  • Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng.
     

  • Sử dụng những lon nước ngọt để làm trống lắc, để bắt mắt và đảm bảo an toàn cho trẻ, dùng xốp bitis với nhiều màu sắc khác nhau cắt những bông hoa dán lên hai bề mặt của lon. Với những chiếc trống lắc nhiều màu sắc như vậy sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Bên cạnh đó để thu hút trẻ và cho trẻ được sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau như sử dụng những bộ gõ được làm bằng tre, bằng gỗ…
     

  • Sử dụng vải nỉ nhiều màu sắc cắt và may lại thành những cây đàn để trẻ chơi hoạt động âm nhạc.
     

  • Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
     

Ví dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm thanh khác với khi ta đánh để ngửa nắp.
 

  • Để làm trang phục cho trẻ có thể dựng các loại giấy bảng kính, ống hút, xốp màu, cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt
     

  • Những hình ảnh ngộ nghĩnh, đồ chơi nhiều màu sắc bắt mắt do cô và trẻ cùng làm, trẻ rất thích thú. Ở giờ hoạt động góc những lúc rãnh rỗi trẻ được linh hoạt lựa chọn các dụng cụ và được tự vận động theo ý thích của mình dưới nhiều hình thức: hát,vỗ đệm theo nhịp, phách, theo tiết tấu chậm, tiết tấu phối hợp, nhanh, ca hát, nhảy múa… Từ đó giúp trẻ hứng thú, say mê, tích cực, sáng tạo tham gia vào hoạt động âm nhạc có hiệu quả.
     

  • Ngoài ra để tiết học thêm phong phú, chị còn làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động dạy hát hay dạy kỹ năng múa cho trẻ, trang phục biểu diễn cho cô và các cháu. Để lôi cuốn trẻ vào giờ học, chị luôn động viên khuyến khích trẻ nhằm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo cho các cháu. Đưa công nghệ thông tin vào trong quá trình học.
     

Ví dụ: Đối với giờ vận động theo lời ca bài hát “Múa cho mẹ xem” chị tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm những bông hoa hay nơ cho trẻ đeo tay để khi múa sẽ đẹp, mềm mại và hấp dẫn trẻ hơn.
 

Ví dụ: Đối với hoạt động dạy kỹ năng múa bài hát “Chú bộ đội”, chị cho trẻ mang những trang phục bộ đội. Tương tự với bài: “Em là bông hồng nhỏ” chị mời trẻ tham gia múa phụ họa cùng cô.
 

  • Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc... Bản thân chị luôn cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén, ly bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo tư tưởng các nhân vật, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, hò vè, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, hoa đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.
     

  • Biện pháp 4: Tạo hứng thú, xúc cảm, lòng yêu quê hương đất nước cho trẻ thông qua các làn điệu dân ca địa phương kết hợp cùng đàn Ukulele.
     

  • Đối với lứa tuổi của trẻ ngày nay sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã đưa thế hệ mầm non tương lai của đất nước dần lãng quên với truyền thống của dân tộc trẻ chỉ theo người lớn chỉ nghe những bài hát, giai điệu âm nhạc không phù hợp với lứa tuổi. Chính vì vậy, chị muốn trẻ biết nhiều hơn đến các làn điệu dân ca địa phương nên trong chương trình chị đã sưu tầm và chuyển lời các làn điệu dân ca địa phương phù hợp với lứa tuổi của trẻ ở lớp …, để tạo cảm xúc cho trẻ yêu thích cảm thụ, hứng thú đối với các làn điệu dân ca địa phương. Để làn điệu dân ca địa phương đi vào trong tâm hồn của trẻ thì chị không chỉ đưa vào hoạt động làm quen âm nhạc mà còn cho trẻ nghe và hát cùng với đàn Ukulele để trẻ hứng thú khi tham gia giờ học.
     

Nghiên cứu và học hỏi thêm những điều mới trong âm nhạc ứng dụng vào Ukulele 
 

  • Đối với hoạt động học chị sưu tầm, chuyển lời các làn điệu dân ca địa phương gần gũi với trẻ theo từng cách đàn khác nhau đối với các chủ đề.
     

Ví dụ: Chủ đề trường mầm non chị chuyển lời theo điệu Lý cây bông cùng “Trường mầm non yêu thương”; theo điệu Hò giã gạo với bài “Em là cô giáo Mầm Non” cùng với các cách đàn điệu Blue, Valse, Slow, Ballad…. Để trẻ hiểu được thêm tình yêu thương của bạn bè và tình yêu thương của cô giáo thông qua giai điệu của đàn Ukulele. Thông qua trò chuyện cùng trẻ để dẫn dắt tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.
 

Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung và ý nghĩa bài hát
 

Trẻ hứng thú tham gia cùng bạn
 

  • Khi thực hiện chủ đề Thế giới động vật chị chuyển lời bài “Thăm sở thú” theo làn điệu Lý ngựa ô thông qua bài hát giúp trẻ biết yêu qúy và bảo vệ những con vật gần gũi xung quanh trẻ.
     

  • Tương tự chủ đề Giao thông đang thực hiện “Tai nạn giao thông đang trở thành một báo động đỏ, với câu khẩu hiệu an toàn là bạn, tai nạn là thù, tôi muốn tất cả mọi người cũng như các cháu của tôi luôn được an toàn” chị chuyển lời theo làn điệu Đăng đàn cung bài hát “Bé chấp hành luật giao thông”; điệu Lý ngựa ô bài hát “Lý giao thông” nhằm giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
     

  • Bên cạnh cho trẻ được tiếp thu các làn điệu dân ca thông qua hoạt động học thì việc cho trẻ xem các đoạn phim về các làng nghề, lễ hội festival,… ở mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ chị nhận thấy trẻ đã thích thú say mê hát và biểu diễn các bài dân ca đặc biệt là rất thích nghe cô và các bạn cùng hát dân ca.
     

Cô kết hợp hát cùng với đàn giúp trẻ hứng thú, tập trung hơn khi nghe nhạc 
 

Ví dụ: Vào giờ đón trẻ chị hướng cho trẻ hát và biểu diễn những làn điệu dân ca vui nhộn như điệu lý ngựa ô,… cùng với đàn Ukulele nhằm giúp trẻ yêu thích, hứng thú với các làn điệu dân ca. Cho trẻ tự do lựa chọn những cuốn sách theo ý trẻ, điều này giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, biết đưa ra ý kiến của mình, biết lựa chọn cho mình theo ý nghĩ và sở thích của mình. 
 

Trẻ sử dụng nhạc cụ trong vận động theo nhạc
 

  • Đồng thời, cho trẻ sử dụng các nhạc cụ khác để hòa cùng giai điệu đàn Ukulele, giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia và cảm nhận âm nhạc tốt hơn.
     

Ví dụ: Như giờ đi ngủ mở những bài đàn Ukulele cho trẻ nghe, giai điệu du dương giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Cũng như khi trẻ ngủ dậy mở nhạc để giúp trẻ vận động nhẹ nhàng sau giấc ngủ.
 

Trẻ vận động nhẹ trước khi ngủ
 

  • Đối với giờ chơi hoạt động theo ý thích, chị cho trẻ về nhóm chơi và cho trẻ biểu diễn các làn điệu dân ca theo ý thích của trẻ. Trẻ cũng được tìm hiểu cách đàn Ukulele qua giờ chơi và trẻ rất hứng thú
     

Trẻ sử dụng nhạc cụ ở trong góc âm nhạc 
 

  • Cho nên qua những bài hát chị đã dạy cho trẻ và cho trẻ nghe, trẻ hát những bài hát với những làn điệu dân ca qua các chủ đề và cho trẻ xem những đoạn phim về các lễ hội của Nam Bộ như lễ hội festival, làng nghề, đua ghe, du thuyền trên sông, cho trẻ hiểu rằng, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu cái đẹp, luôn gìn giữ và bảo tồn nét đẹp của quê hương đất nước cũng như các làn điệu dân ca địa phương như những bài hát dân ca, điệu hò, điệu lý luôn gắn liền với tuổi thơ của trẻ kết hợp cùng đàn Ukulele và không bị đánh mất theo cuộc sống hiện đại để nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện đặt nền móng cho thế hệ trẻ tương lai hình thành ở trẻ yếu tố và nhân cách của một con người Việt Nam nói chung và người con miền Nam nói riêng luôn nhẹ nhàng, lịch sự, lễ độ, biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
     

Biện pháp 5: Củng cố kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày ứng dụng đàn Ukulele.
 

Kỹ năng ca hát và vận động theo nhạc cho trẻ qua các bài hát mà trẻ được hát và vận động là những bài hát trẻ đã được học thông qua các hoạt động hằng ngày và sẽ dễ dàng tiếp thu hơn khi kết hợp trực quan cùng nhạc cụ.
 

+ Thông qua hoạt động học:
 

  • Đây là hoạt động chính chị củng cố kỹ năng ca hát cho trẻ. Trước khi dạy hát chị tranh thủ giờ chơi, đàn cho trẻ nghe trước giai điệu bài hát mà trẻ sắp được học, qua nghe đàn trẻ được làm quen dần với giai điệu, cao độ, trường độ của bài hát giúp trẻ tiếp thu ca từ bài hát nhanh hơn, mau thuộc lời bài hát, hát không sai nhạc. Hát rõ lời bài hát.
     

  • Trước khi dạy hát chị giới thiệu tên bài hát, giới thiệu nội dung bài hát nói gì. Cố gắng sử dụng từ ngữ dễ hiểu chuyển tải nội dung bài hát. Chị đàn cho trẻ nghe giai điệu để trẻ đoán và hướng trẻ đến cảm nhận, cảm xúc, tình cảm của bài hát.
     

  • Bên cạnh đó chị luôn tìm cách thu hút sự chú ý của trẻ qua một trò chơi hay câu thơ, ca dao, hò vè, câu đố để khi bắt đầu vào một hoạt động.
     

Ví dụ: chủ đề “nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “bác đưa thư vui tính”, chị hóa trang và đóng vai bác đưa thư để gây sự hứng thú cho trẻ.
 

  • Ngoài những phương thức cũ, chị còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho bài hát chị dạy, những hình ảnh được làm trên chính trẻ của lớp.
     

  • Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
     

Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì chị tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi... dựa theo các hình thức khác nhau.
 

  • Tương tự như vậy chị củng cố kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ. Các bài hát mà trẻ vận động là những bài hát trẻ đã được học, trẻ đã biết. Việc đầu tiên giáo viên tạo hứng thú, xúc cảm của bài hát đến cho trẻ từ đó trẻ thể hiện tình cảm qua các động tác minh họa lời ca. Đối với vận động theo nhạc cho trẻ nghe âm nhạc của đàn ukulele và cho trẻ tự nghĩ ra cách vận động cho bài hát, không gò bó trẻ phải làm theo đúng các động tác mẫu của cô hướng dẫn mà khuyến khích trẻ sáng tạo thêm một số các động tác mà trẻ yêu thích. Mỗi lần như vậy chị đều động viên khen ngợi giúp trẻ tự tin khi hoạt động

+  Thông qua chơi hoạt động góc ở các góc và hoạt động theo ý thích:

  • Ở góc nghệ thuật, chị tổ chức cho các cháu tự tổ chức biểu diễn văn nghệ, hát, múa, đàn những bài cô giáo dạy. Thường gợi ý cho các cháu rụt rè, thiếu mạnh dạn tham gia chơi trò chơi này, chị tham gia cùng nhóm chơi, đóng vai nhạc công đệm đàn, tham gia biểu diễn cùng trẻ. Trẻ rất hứng thú tham gia và qua hoạt động này nhằm củng cố kỹ năng ca hát, kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ rất hiệu quả.
     

Biện pháp 6: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.

  • Trao đổi với phụ huynh những sinh hoạt học tập vui chơi hằng ngày của trẻ
     

  • Phối hợp với phụ huynh tạo zalo nhóm lớp để tiện trao đổi nắm bắt tình hình của trẻ.
     

  • Chị cùng trao đổi với phụ huynh, cho trẻ tìm hiểu về đàn Ukulele để trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động ở lớp và nhạc cụ âm nhạc không còn quá xa lạ đối với trẻ.
     

  • Để giúp trẻ học tốt và hứng thú trong hoạt động âm nhạc thì phụ huynh cũng là yếu tố quan trọng. Vì vậy giáo viên trao đổi trực tiếp, trao đổi qua zalo nhóm lớp với phụ huynh những sinh hoạt học tập vui chơi hằng ngày của trẻ trên lớp, nên trao đổi những yêu cầu dành cho trẻ lúc ở nhà nhằm giúp trẻ học tốt và hứng thú tham gia vào các hoạt động ở lớp.
     

Nội dung học được trình bày ở bảng tin để phụ huynh dễ dàng phối hợp cùng cô
 

Ví dụ: Ở chủ đề Thế giới động vật, giáo viên treo kế hoạch hoạt động của từng tuần ở bảng thông tin trước lớp, trong chủ đề này các cháu sẽ được học các bài hát “Em như chim bồ câu trắng” hay dạy vận động múa “Chú voi con ở bản đôn” hoặc vận động minh họa “Cá vàng bơi” kết hợp nghe hát các làn điệu dân ca địa phương được đổi lời như bài Thăm sở thú  theo điệu Lý ngựa ô,…
 

  • Vào giờ đón hoặc trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh về những bài hát các cháu sẽ học trong chủ đề này để phụ huynh biết và cùng kết hợp với cô giáo luyện tập cho các cháu lúc ở nhà.
     

  • Trong quá trình dạy trẻ ở lớp, thông qua các tiết học chị phát hiện ra một số cháu vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn lên hát hay vận động cùng các bạn và một số cháu phát âm chưa chuẩn, chị đã trao đổi với phụ huynh ngoài thời gian cháu ở lớp phụ huynh cần luyện tập thêm cho cháu phát âm (Lúc ở nhà phụ huynh có thể mở nhạc và cùng hát với con, qua đó phát hiện ra các cháu phát âm không đúng những từ nào để có thể giúp trẻ sữa kịp thời), hay phụ huynh có thể mở nhạc cho trẻ nghe và cùng trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát đó như vậy sẽ giúp các cháu mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động cùng các bạn.
     

  • Ở lứa tuổi này trẻ rất dễ xúc động trước những lời khen chê của người lớn. Vì vậy giáo viên và phụ huynh phải luôn động viên khuyến khích khen trẻ trong những lúc trẻ thực hiện tốt là động cơ mạnh nhất thúc đẩy sự hứng thú và ham học của trẻ. Bên cạnh đó gia đình và cô giáo luôn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái vui tươi, mạnh dạn và luôn được quan tâm chăm sóc chu đáo khi trẻ học tốt, thì lời khen của cô giáo và phụ huynh là nguồn vui và cảm hứng để trẻ thích thú trong các hoạt động của lớp.
     

  • Phụ huynh rất thích khi thấy con mình mạnh dạn và tự tin hơn,và đặc biệt khi nghe cháu hát các làn điệu dân ca địa phương. Chính vì điều đó các bậc phụ huynh rất nhiệt tình kết hợp với giáo viên và nhà trường giúp con em mình được hoàn thiện hơn
     

  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
     
  • Đối với giáo viên
     

- Nắm vững phương pháp, biện pháp và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, đổi lời một số làn điệu dân ca Nam Bộ phù hợp với từng chủ đề và trẻ, chủ động linh hoạt phong phú hơn tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.
 

-  Bài dạy có nhiều sáng tạo hơn, việc sử dụng đàn Ukulele vào trong tiết học đã thu hút được trẻ tham gia vào giờ học tích cực hơn và mạnh dạn hơn và thực sự gây được hứng thú cho trẻ.
 

  • Đối với phụ huynh
     
  • Phụ huynh thường xuyên trao đổi và phối hợp với cô giáo để cùng giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Phụ huynh rất tin tưởng cô giáo bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con em mình. Phụ huynh dần hiểu tầm quan trọng của việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc giúp cho trẻ hình thành nhân cách và phát triển tư duy một cách hài hào và dễ dàng hơn. Phụ huynh thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ để trẻ phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy.
     
  • Đối với trẻ
     
  • Qua thời gian thực hiện các biện pháp trên, đến lúc này 98% trẻ trong lớp hứng thú với giờ hoạt động âm nhạc cũng như trẻ cảm nhận và thích thú với làn điệu dân ca địa phương.
     

  • Bằng những hình thức lên tiết khác nhau, sử dụng những nhạc cụ được làm từ những nguyên vật liệu phế thải, những đồ dùng (hoa, mũ các con vật..), đưa công nghệ thông tin vào tiết học, bên cạnh đó việc sử dụng đàn Ukulele làm cho trẻ hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. Cho nên giờ học trở nên sôi nổi hơn.
     

  • Các cháu đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, thể hiện được cảm xúc qua giai điệu của bài hát, các làn điệu dân ca của địa phương, phấn khởi và cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
     

  1. BÀI HỌC KINH NGIỆM: 
     

Qua thực hiện biện pháp “Một số biện pháp ứng dụng đàn Ukulele trong tổ chức hoạt động âm nhạc tại trường mầm non” chị rút ra bài học kinh nghiệm như sau: 
 

  • Bản thân giáo viên nắm chắc tình hình của lớp để lên kế hoạch cụ thể năm, tháng, tuần. Kế hoạch phù hợp tình hình của lớp của các cháu.
     
  • Giáo viên lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động giáo dục âm nhạc.
     
  • Thường xuyên tìm tòi sáng tạo, sưu tầm  một số bài hát, trò chơi  âm nhạc  hấp dẫn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tình hình thực tế của lớp học.
     
  • Giáo viên nhiệt tình, chịu khó, có trách nhiệm, yêu thương các cháu.
     
  • Cần kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục không để gián đoạn.
     
  • Giáo viên làm tốt công tác tham mưu với nhà trường để trang cấp các phương tiện, tổ chức các hoạt động cho trẻ, xin thêm kinh phí hỗ trợ làm đồ dùng đồ chơi.
     
  • Giáo viên có kế hoạch và các biện pháp làm tốt công tác tuyên truyền vận động  phụ huynh trong việc tự nguyện ủng hộ các phế liệu phế phẩm, kinh phí làm đồ dùng đồ chơi.
     
  • Muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động giáo dục âm nhạc ngoài việc chuẩn bị các phương tiện, các loại đồ dùng đồ chơi đầy đủ phong phú, đẹp, bền...Trước khi lên lớp giáo viên cần soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án, phương pháp lên lớp và quan trọng nhất là tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề.
     
  • Giáo viên luôn tìm tòi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, đáp ứng được mọi yêu cầu trong tình hình hiện nay.
     

    Tóm lại, giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy công tác giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc đúng đắn cho quá trình phát triển sau này của mỗi cá nhân trẻ như là chủ nhân tương lai của xã hội. Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc thông qua cây đàn Ukulele đưa con trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, hòa nhập được với thế giới bên ngoài từ gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã hội. Chính những hiện tượng của cuộc sống, những truyền thống văn hóa được phản ánh trong các tác phẩm âm nhạc làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ. Âm nhạc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc của mình và kích thích sự hiểu biết văn hóa của các vùng miền trên thế giới. Và âm nhạc cũng là món ăn tinh thần trong cuộc hàng ngày của chúng ta
     

    Bởi chính ở đây, âm nhạc được coi như một phương tiện đưa thế giới tới tâm hồn trẻ, giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Âm nhạc là phương tiện góp phần hình thành cho trẻ phẩm chất đạo đức. Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết giáo viên phải yêu âm nhạc, say mê âm nhạc, thích học hỏi tìm tòi những cái hay, cái đẹp tích lũy kiến thức, hiểu biết về âm nhạc nói chung và cụ thể là các bài hát, nghe hát của mầm non.
     

C/ KẾT LUẬN:
 

Qua quá trình dạy trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc  chị Trần Ngọc Dung nhận thấy rằng muốn giáo dục trẻ được kết quả tốt giáo viên phải luôn chú trọng sáng tạo, tìm tòi các phương pháp mới và hiệu quả để giúp trẻ. Đồng thời cũng tìm cách tiếp cận với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học tập một cách chủ động, tích cực và hứng thú.
 

Để phát huy tính tích cực trong quá trình hoạt động âm nhạc cho trẻ (Lấy trẻ làm trung tâm), giáo viên cần chú trọng đến nội dung truyền đạt, tổ chức các hoạt động phải phù hợp với khả năng và mục tiêu cần đạt của chủ đề. Việc lồng ghép tích hợp cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập.
 

Qua hoạt động làm quen với âm nhạc cũng như đưa đàn Ukulele vào trong hoạt động của trẻ giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, các giai điệu dân ca như món ăn tinh thần của trẻ nhằm phát huy tính tích cực trong quá trình hoạt động âm nhạc cho trẻ.
 

Giáo viên biết tận dụng các phế liệu dễ tìm, dễ kiếm, để sáng tạo nhiều dụng cụ âm nhạc cho trẻ nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc, trao đổi với chị em đồng nghiệp để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
 

Qua thời gian thực hiện đề tài chị Trần Ngọc Dung nhận thấy trẻ thật sự say mê ca hát, thích vận động theo giai điệu đàn Ukulele. Vì những điều đó đã khuyến khích chị luôn luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo ra nhiều phương pháp mới sẽ giúp trẻ phát triển ngày một toàn diện hơn./.

 

Thông tin Email: ngocdung200196@gmail.com
 

Thông tin

  • Tác giả: Trần Ngọc Dung